Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng hiện phổ biến từ 4,1 - 5,5%/năm, ở kỳ hạn dài hơn thì mức biến động cũng không chênh nhiều, phổ biến ở mức 5,5-5,8%/năm (6 tháng), 6,5-7,5%/năm (12 tháng trở lên).
Cụ thể, các NHTMCP tư nhân lớn như MBBank, VPBank, Techcombank....có mức lãi suất khá cạnh tranh trên thị trường. Tại ngân hàng MB, lãi suất tiết kiệm cao nhất lên đến 7,5%- áp dụng đối với kỳ hạn 24 tháng.
Các kỳ hạn khác như 6 tháng, 12 tháng cũng có lãi suất ở mức khá cao, trong đó kỳ hạn 6 tháng sẽ được hưởng lãi suất 5,7%, gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng sẽ được áp dụng mức 7,2%/năm.
Lãi suất tiết kiệm cao nhất tại VPBank là 7,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên nhưng chỉ với mức tiền lớn hơn 10 tỷ. Các kỳ hạn 6 tháng đến dưới 1 năm, lãi suất dao động từ 6,7% đến 7,2 %/năm tùy mức tiền gửi, lượng tiền gửi càng lớn thì lãi suất càng cao.
Ngoài ra, nếu là khách hàng thuộc phân khúc khách hàng ưu tiên, lãi suất sẽ còn được cộng thêm 0,1%/năm. Bên cạnh đó, ngân hàng này tiếp tục đẩy mạnh nguồn huy động dài hạn từ chứng chỉ tiền gửi, lãi suất cao nhất lên đến 8,7%/năm dành cho kỳ hạn 60 tháng và mức tiền hơn 10 tỷ đồng.
Trong khi đó, ở một số ngân hàng nhỏ hơn như DongABank, OCB,…nhằm thu hút tiền gửi từ dân cư và cạnh tranh với các nhà băng lớn, từ tháng 1/2018 cũng đã nâng mức lãi suất huy động.
Điển hình như DongABank, mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này là 7,6% áp dụng cho các kỳ hạn 18, 24, 36 tháng. Đối với trả lãi cho khoản tiền gửi không kỳ hạn cũng khá cao so với nhiều ngân hàng, hiện được niêm yết tại 0,29%/năm.
Tại SHB, mức lãi suất có thể lên tới 8,2%/năm. Tuy nhiên, để hưởng được mức lãi này, khách hàng phải gửi tới hơn 500 tỷ đồng và kỳ hạn từ 13 tháng trở lên. Ngoài tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng này cũng thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư bằng chứng chỉ tiền gửi, lãi suất lên đến 8,6-8,8% đối với các kỳ hạn dài 6 năm đến 8 năm.
Đối với lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn, hiện nay LienVietPostBank là ngân hàng áp dụng mức trả lãi cao nhất lên tới 1%/năm đối với các khoản huy động tại Phòng giao dịch Bưu điện, còn tại Phòng giao dịch ngân hàng là 0,6%/năm.
Cuộc đua lãi suất vẫn tiếp tục diễn ra giữa các ngân hàng tư, còn tại 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước như Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank mức lãi suất đã thấp lại ngày càng bị bỏ xa.
Tại Vietinbank, ở kỳ hạn 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, mức lãi suất được áp dụng là 5,3%/năm. Từ 12 tháng đến dưới 36 tháng, khách hàng gửi tiết kiệm được hưởng lãi 6,8-6,9%/năm, thấp hơn 4 đến 5 điểm phần trăm so với các ngân hàng tư nhân. Tương tự, tại BIDV, với kỳ hạn 12 tháng trở lên đều áp dụng lãi suất 6,9%/năm.
Lãi suất huy động tại Vietcombank còn thấp hơn nữa, dường như ngân hàng này không bận tâm đến việc chạy đua lãi suất, mà ngược lại còn niêm yết giảm với lãi suất kỳ hạn ngắn đang thấp nhất hệ thống.
Lãi suất cao nhất tại Vietcombank hiện nay là 6,5%/năm áp dụng cho các kỳ hạn dài từ 24 tháng trở lên, thấp hơn 5 đến 10 điểm phần trăm so với các ngân hàng như MBBank, VPBank, Vietinbank,…
Bên cạnh thu hút khách hàng bằng lãi suất, nhiều ngân hàng còn triển khai các chương trình khuyến mãi, tặng quà. Như một số ngân hàng nhỏ vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng, tận dụng những ngày đầu xuân để ghi điểm với khách hàng bằng cách tặng bao lì xì may mắn với các mệnh giá khác nhau đến 100 nghìn đồng cho các khách hàng đến giao dịch và sử dụng dịch vụ.
Tại nhiều ngân hàng khác như Techcombank, Maritime Bank, Sacombank,….các chương trình ưu đãi dịp Tết vẫn được kéo dài tới cuối tháng 2, đầu tháng 3 với các hình thức tặng quà như quay thưởng may mắn, cào trúng thưởng, tặng sổ tiết kiệm…
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.