Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong những ngày cuối tháng 7, lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng. Giới chuyên gia nhận định, nhu cầu về vốn gia tăng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho không ít nhà băng phải vay vốn liên ngân hàng với lãi suất cao. Trước đó, nhiều ngân hàng cho biết khó thu hút tiền gửi của người dân, khó tiếp cận vốn thị trường mở nên đành chọn cách vay liên ngân hàng để duy trì thanh khoản.
Tính đến ngày 27/7, lãi suất liên ngân hàng đã liên tục tăng trong suốt 1 tuần. Hiện nay, mức lãi suất cao nhất lên đến 4,98% thuộc kỳ hạn hai tuần.
Các kỳ hạn khác, từ qua đêm đến 3 tháng đều tăng mạnh. Mức tăng của lãi suất đã lên đến 1,51%.
Trong đó mức tăng cao nhất thuộc kỳ hạn 3 tháng khi nhảy vọt từ 3,37% lên 4,72%, tức tăng 1,35% so với ngày trước đó. Hiện mức lãi suất bình quân liên ngân hàng cao nhất rơi vào kỳ hạn hai tuần với 4,98% một năm, tăng 0,45% so với ngày 23/7 nhưng so với cuối tuần rồi thì tăng 1,6%, còn so với cách đây 10 ngày, mức tăng lên đến 3,54%.
Dự báo, lãi suất các ngân hàng cho nhau vay sẽ mỗi ngày một khác, vì phụ thuộc vào nhu cầu vốn của các nhà băng.
Trung tuần tháng 7, Ngân hàng Nhà nước bơm vào hệ thống hơn 32.000 tỷ đồng. Trong đó, khối lượng tín phiếu đáo hạn với tổng giá trị 31.200 tỷ đồng và hơn 990 tỷ đồng được cho vay trên thị trường mở (OMO). Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước ngừng phát hành tín phiếu.
Tuy nhiên, theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), dù tiền được bơm vào hệ thống nhưng thanh khoản vẫn có dấu hiệu sụt giảm do Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ra ngoại tệ.
Trong các ngày trung tuần tháng 7, các ngân hàng thương mại đã đăng ký mua vào gần 2 tỷ USD từ Ngân hàng Nhà nước. Ước tính với lượng ngoại tệ bán ra này, nhà quản lý đã thu về khoảng khoảng 46.000 tỷ đồng.
Để thu hút tiền gửi của người dân và tăng tính thanh khoản, các ngân hàng thương mại cổ phần đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi. Lãi suất tiền gửi tháng 8/2018 của các ngân hàng thương mại cổ phần đang ở mức cao nhất 7,9%/năm cho kỳ hạn 36 tháng trong khi ngân hàng quốc doanh dao động khoảng 6,5-6,8%.
Kỳ hạn tiền gửi 36 tháng luôn mang đến cho khách hàng mức lãi suất vô cùng hấp dẫn. Theo đó, các ngân hàng quốc doanh lớn như Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV dao động trong khoảng 6,5-6,9%/năm.
Khối các ngân hàng thương mại cổ phần lãi suất tiền gửi 36 tháng nằm trong mức 7-7,9%. VPBank và SHB với mức niêm yết cao nhất 7,2%/năm, tuỳ thuộc số tiền gửi. Một số ngân hàng khác như Techcombank 6,5%/năm, MaritimeBank 6,6-7%/năm, ACB dao động 6,1-7%/năm...
Tại kỳ hạn 24 tháng, mức lãi suất tại các ngân hàng không có nhiều biến động so với 36 tháng. Cụ thể, Agribank, BIDV và Vietinbank với mức lãi suất niêm yết 6,8%, Vietcombank 6,5%. Trong khối các ngân hàng cổ phần, mức lãi suất hấp dẫn nhất thuộc về PVcomBank, với con số lên tới 7,67%/năm.
Các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như ABBank đang áp dụng mức 7%/năm, GPBank 6,9% và cao nhất là Việt Á Bank 7,8%/năm, Bắc Á Bank 7,65%.
Lãi suất 12 tháng cao nhất phải kể đến các cái tên như Viet Capital Bank 8,2%/năm, SacomBank và VPBank thấp hơn ở mức 6,8%, Vietcombank 6,5%, BIDV là 6,9%, HDbank và Agribank là 7%/năm... Đối với các khoản tiền gửi kỳ hạn 9 tháng, VietBank là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất 7,35%, tiếp đến là Viet Capital Bank 7,3%/năm. Trong khi đó, các ngân hàng BIDV, VietcomBank, VietinBank, DongaBank, SacomBank mức lãi suất ghi nhận từ 5,5-5,8%.
Đối với các khoản tiền gửi ngắn hạn, lãi suất các ngân hàng hầu hết dao động trong khoảng từ 4,3-5,5%. Cụ thể, ngân hàng Agribank áp dụng lãi suất 4,3% cho kỳ hạn 1 tháng và 4,8% cho kỳ hạn 3 tháng; VPBank với mức lãi suất cao hơn là 5,2% cho kỳ hạn 1 tháng và 5,4% cho kỳ hạn 3 tháng. Một số ngân hàng khác cũng có mức lãi suất vô cùng cạnh tranh như Maritimebank 5,45% cho kỳ hạn 3 tháng; HDbank là 5,2%, Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn 5,5%.
Lãi suất dành cho các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng dao động từ 0,2% đến 1%/năm. Ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank áp dụng cùng mức lãi suất 0,2% trong khi đó các ngân hàng như SHB, VPBank áp dụng lãi suất 0,5%. Lãi suất không kỳ hạn cao nhất phải kể đến các ngân hàng Nam Á, Bắc Á, ngân hàng Bảo Việt là 1%/năm.
Theo một số chuyên gia tài chính, đối với một số ngân hàng nhỏ, áp lực đạt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dẫn đến tăng lãi suất huy động để hút nguồn vốn nhiều hơn. Việc tăng lãi suất huy động, theo các chuyên gia sẽ dẫn đến chi phí vốn cao lên và lãi suất cho vay cũng có thể bị đẩy lên theo.
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo các ngân hàng giảm lãi suất huy động để phấn đấu cắt giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ổn định nền kinh tế.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.