Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Để có thể hình dung hết ý nghĩa của con số này, chúng ta thử so sánh với số vốn đầu tư của các công trình hạ tầng quan trọng đã và đang được triển khai trong thời gian qua.
Việc so sánh này cho thấy, tham nhũng đã cướp đi cơ hội phát triển của quốc gia vốn vẫn đang ở cấp độ "đang phát triển" theo đánh giá của quốc tế. Nếu sử dụng tốt các nguồn lực công cho đầu tư phát triển hạ tầng, Việt Nam có cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển với các quốc gia khác, ít nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
Các số liệu được so sánh là theo công bố chính thức. Ngoài các công trình do tư nhân đầu tư, các công trình sử dụng vốn Nhà nước thậm chí có thể tiết kiệm hơn nữa nếu được giao cho tư nhân.
Được khởi công từ năm 2015 tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), sân bay Vân Đồn có diện tích 325 ha với tổng mức đầu tư 7.463 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 734 tỷ. Đây là cảng hàng không đạt cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II - có thể đón các máy bay lớn.
Sân bay có công suất 2,5 triệu khách mỗi năm, giờ cao điểm có thể đón 1.250 người. Hệ thống sân đỗ đến năm 2020 đạt tối thiểu bốn vị trí đỗ máy bay; đến năm 2030 mở rộng lên tối thiểu bảy vị trí đỗ máy bay.
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện (thành phố Hải Phòng) là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với chiều dài 5,44km. Dự án này đã được đưa vào khai thác nhân lễ Quốc khánh 2/9/2018.
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện nằm trong dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện với tổng chiều dài 15,63km. Trong đó riêng cầu Tân Vũ - Lạch Huyện là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với chiều dài 5,44km.
Tuyến đường nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tại nút Tân Vũ) thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An; điểm cuối là cổng cảng Lạch Huyện thuộc huyện Cát Hải. Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, mặt cầu rộng 16m gồm 4 làn xe. Tổng mức đầu tư dự án gần 11.850 tỷ đồng.
Tháng 3/2018, Thành phố Hà Nội đã tổ chức thi tuyển lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên tối ưu từ ít nhất 3 phương án đề xuất của các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân tư vấn thiết kế có đủ năng lực hoạt động, đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín.
Cầu Tứ Liên đã được đặt ra trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội từ năm 1998, đây là cây cầu góp phần phục vụ giao thông nhưng có ý nghĩa lớn về văn hóa, bởi cây cầu này kết nối Cổ Loa - kinh đô của nước Âu Lạc với bán đảo hồ Tây.
Theo tính toán sơ bộ ban đầu, dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự kiến là năm 2021.
Việc xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn đầu cầu phía Bắc sẽ tạo sự kết nối đồng bộ mạng đường giao thông từ hồ Tây đến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và thúc đẩy nhanh việc phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng, huyện Đông Anh.
Tháng 10/2018, đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà. Tại đó, nhiều cử tri chất vấn lãnh đạo Đà Nẵng về kế hoạch xây dựng cảng Liên Chiểu...
Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành, cảng Liên Chiểu sẽ đảm nhận vai trò khu bến chính của cửa ngõ quốc tế tại miền Trung, với khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 tấn, tàu vận chuyển container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU.
Dự án cảng Liên Chiểu có tổng mức đầu tư hơn 3.426 tỷ đồng, gồm các hạng mục như kè chắn sóng, đê chắn sóng, luồng tàu, giao thông kết nối cảng, hạ tầng kỹ thuật kết nối (điện, nước, thông tin liên lạc)…
Theo UBND TP Đà Nẵng, giai đoạn 2018-2019 địa phương sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư dự án. Nếu được Chính phủ phê duyệt, năm 2020, Đà Nẵng sẽ khởi công dự án và 2 năm sau sẽ đưa vào khai thác.
Dự án xây dựng cầu Cửa Hội đã được nghiên cứu trong nhiều năm, đến tháng 4/2018 đã được Thủ tướng đồng ý chuyển đổi từ hình thức đầu tư BOT sang hình thức đầu tư công.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 950 tỷ đồng, sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách địa phương. Trong đó, vốn trái phiếu Chính phủ 450 tỷ đồng; hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh góp tổng vốn 500 tỷ đồng (mỗi tỉnh 250 tỷ đồng) từ nguồn ngân sách địa phương, dự kiến giải ngân trong ba năm từ 2018 – 2020.
Theo thống nhất của Bộ Giao thông vận tải và hai tỉnh, phương án xây dựng cầu chính cầu Cửa Hội là cầu dây văng, bề rộng cầu 16m để tạo điểm nhấn kiến trúc, phù hợp với sự phát triển cảng biển và du lịch, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội vùng Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.