Lạm phát Nhật Bản lần đầu đạt 4% sau hơn 4 thập kỷ

Quỳnh Anh - 20/01/2023 14:28 (GMT+7)

(VNF) - Giá tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản trong tháng 12 tăng 4% so với một năm trước đó, gấp đôi mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, đạt mức cao mới trong 41 năm và khiến thị trường giữ nguyên kỳ vọng rằng BOJ có thể loại bỏ dần chính sách lãi suất thấp.

VNF
Lạm phát lõi của Nhật Bản tăng lên mức 4% vào tháng 12/2022.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Nhật Bản hôm 20/1, sau khi tăng 3,7% trong tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI) không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 4% trong tháng 12 so với một năm trước.

Đây là mức tăng hàng năm nhanh nhất kể từ tháng 12 năm 1981, khi chỉ số này cũng tăng 4,0%.

Mức tăng CPI cơ bản hàng năm đã vượt quá mục tiêu 2% của BOJ trong tháng thứ chín liên tiếp, do ảnh hưởng bởi chi phí năng lượng và thực phẩm gia tăng. Giá thực phẩm chế biến tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1976, trong khi giá điện và gas đều tiếp tục tăng hơn 20% so với năm trước.

Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn dữ liệu cho thấy Nhật Bản vẫn chưa phải đối mặt với nguy cơ vòng xoáy lạm phát tiền lương đã thúc đẩy các ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu tăng lãi suất.

Mặc dù mức tăng giá mạnh nhất kể từ năm 1981 có thể khiến một số nhà đầu cơ kỳ vọng vào khả năng xoay trục chính sách ngắn hạn tại BOJ, nhưng các nhà kinh tế cho rằng kết quả này sẽ không thể lay chuyển quan điểm của Thống đốc Haruhiko Kuroda rằng xu hướng lạm phát sẽ hạ nhiệt, và rằng BOJ không cần thay đổi chính sách lãi suất siêu thấp.

Trước đó, ngân hàng trung ương Nhật Bản đã công bố triển vọng giá cập nhật sau cuộc họp chính sách vào thứ Tư (18/1), nâng dự báo lạm phát cho năm tài chính 2023 lên 3%, trong khi giữ nguyên lạm phát trong hai năm tới dưới 2%.

Các nhà phân tích cho biết tác động cơ bản của việc giá tiêu dùng tăng mạnh trong năm ngoái cũng sẽ làm chậm tốc độ tăng lạm phát vào cuối năm nay.

Trong cùng cuộc họp, BOJ đã thông báo giữ chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của mình, đi ngược với xu hướng của các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới.

Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 4, đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo cho đến khi tiền lương tăng nhiều hơn, biến lạm phát do chi phí đẩy gần đây thành lạm phát do nhu cầu trong nước mạnh mẽ.

Phản ánh tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng và lạm phát gia tăng, nhiều công ty đang công bố kế hoạch tăng lương, bao gồm cả công ty mẹ của gã khổng lồ quần áo Uniqlo.

Tuy nhiên, việc tăng giá kéo dài làm tăng thêm mối lo ngại rằng ngân hàng trung ương có thể đã đánh giá thấp sức mạnh của đà lạm phát. Điều này cũng dẫn tới một vài suy đoán rằng BOJ có thể xem xét lại định hướng chính sách của mình.

Xem thêm >> Nhật Bản giữ mức lãi suất thấp: Đáp án riêng cho bài toán chung

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.