Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
"Tay chơi" mới
Mẫu sedan có tên SU7 vừa được Xiaomi ra mắt là mẫu xe được khách hàng đại lục mong đợi từ lâu, dự kiến sẽ tận dụng tối đa hệ điều hành dùng chung với các loại điện thoại phổ thông của công ty.
Tuy nhiên, chiếc xe này ra mắt vào thời điểm thị trường ô tô lớn nhất thế giới đang phải vật lộn với tình trạng dư thừa công suất và nhu cầu chậm lại đã gây ra một cuộc chiến giá cả khốc liệt.
Dù vậy, điều đó không ngăn cản Giám đốc điều hành Xiaomi Lei Jun vạch ra những tham vọng lớn bao gồm việc xây dựng “một chiếc xe mơ ước có thể sánh ngang với Porsche và Tesla”.
“Bằng cách làm việc chăm chỉ trong vòng 15 đến 20 năm tới, chúng tôi sẽ trở thành một trong 5 nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, phấn đấu nâng tầm ngành công nghiệp ô tô nói chung của Trung Quốc”, ông Lei tuyên bố tại buổi ra mắt.
Giống như một số công ty công nghệ khác, Xiaomi đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình sang xe điện - kế hoạch được công ty thực hiện lần đầu tiên vào năm 2021.
Họ đã cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào ô tô trong một thập kỷ và là một trong số ít “tay chơi” mới trên thị trường xe điện của Trung Quốc. Tại sự kiện ra mắt ở Bắc Kinh, CEO Xiaomi cho biết khả năng lái tự động của xe Xiaomi sẽ dẫn đầu ngành.
Những chiếc ô tô mang thương hiệu Xiaomi sẽ được sản xuất bởi một đơn vị của tập đoàn ô tô nhà nước BAIC Group tại một nhà máy ở Bắc Kinh với công suất 200.000 xe hàng năm.
Lo ngại từ Mỹ
Theo một báo cáo mới, ba công ty xe điện lớn của Trung Quốc gồm MG, BYD và Chery đang có kế hoạch xây dựng nhà máy mới ở Mexico và khoản đầu tư này đang khiến Mỹ lo ngại khi nước này tìm cách loại Trung Quốc ra khỏi thị trường ô tô điện.
Các quan chức Mỹ được cho là đã nêu lên mối lo ngại với các đối tác Mexico về đầu tư của Trung Quốc, với các địa điểm mới có khả năng bao gồm một nhà máy ô tô điện MG mới trị giá 1,5 tỷ USD đến 2 tỷ USD và một khoản đầu tư nhà máy trị giá hàng trăm triệu USD từ BYD.
Thị trường xe điện của Trung Quốc đang bùng nổ và các nhà sản xuất địa phương đang ngày càng tìm cách mở rộng ra nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt để thu hút khách hàng ở quê nhà.
Trung Quốc cũng thống trị chuỗi cung ứng pin xe điện toàn cầu, cho phép nước này sản xuất xe điện rẻ hơn nhiều so với nhiều đối thủ Mỹ.
Mỹ đã cố gắng bảo vệ thị trường nội địa bằng cách công bố các quy định mới vào đầu tháng này nhằm gây khó khăn hơn cho xe điện được sản xuất bằng linh kiện Trung Quốc để đủ điều kiện được giảm thuế.
Tuy nhiên, khả năng các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc mở rộng sang Mexico, quốc gia gần đây đã thay thế Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, sẽ làm dấy lên lo ngại rằng nước này có thể đóng vai trò là “cửa sau”.
Một vài quan chức Mỹ đã đưa ra cảnh báo rằng có thể cần phải có những quy định thương mại mạnh mẽ hơn để ngăn chặn các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc “lợi dụng cửa sau vào thị trường Mỹ” thông qua các đối tác thương mại của mình.
Mexico đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà sản xuất ô tô trong những năm gần đây nhờ chi phí lao động thấp và hiệp định thương mại tự do với Mỹ.
Hãng xe điện Mỹ Tesla cũng đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy gần Monterrey, nơi hãng dự kiến sẽ sản xuất chiếc ô tô điện trị giá 25.000 USD được chờ đợi từ lâu.
Xem thêm >> Hàn Quốc siết xuất khẩu, Nga cảnh cáo ‘đừng ngạc nhiên nếu bị trả đũa’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.