Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho khu công nghiệp xanh
Khánh Hồng -
Thứ tư, 14/05/2025 09:30 (GMT+7)
(VNF) - Để các khu công nghiệp (KCN) thực sự "xanh" và hội nhập vào nền kinh tế xanh, cần gỡ nút thắt và thúc đẩy mạnh mẽ dòng tín dụng xanh.
Xây dựng kế hoạch cụ thể cho KCN xanh
Theo ông Phùng Tấn Viết, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP. Đà Nẵng, để thúc đẩy tín dụng xanh cũng như hiện thực hóa các KCN xanh, điều đầu tiên cần thực hiện là xây dựng kế hoạch chuyển đổi cụ thể các KCN hiện hữu sang mô hình sinh thái. Việc này phải dựa trên các tiêu chí rõ ràng, có sự học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là từ các quốc gia tiên phong trong phát triển KCN xanh như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Từ đó, ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cải tiến quy trình quản lý và vận hành, đổi mới công nghệ sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm, thúc đẩy thực hành cộng sinh công nghiệp và tiến tới đạt tiêu chuẩn KCN xanh.
Ngoài ra, ông Viết cũng kiến nghị tiếp tục đề xuất với Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh một số tiêu chí về KCN sinh thái trong Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022. Mục tiêu là để các KCN có điều kiện đạt chuẩn xanh hoặc cận xanh, qua đó làm hình mẫu cho các KCN khác học hỏi và nhân rộng.
Cần xây dựng hình mẫu các KCN xanh và nhân rộng.
Một giải pháp thiết thực là nghiên cứu xây dựng cổng thông tin chuyên biệt về sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch hơn. Cổng thông tin này sẽ công bố các dữ liệu về chất thải có khả năng tái chế từ các doanh nghiệp trong KCN, nhằm thúc đẩy kết nối cộng sinh công nghiệp. Đồng thời, cần tăng cường giám sát môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp lắp đặt hệ thống theo dõi xả thải và công khai dữ liệu trên cổng thông tin chính thức để minh bạch hóa quá trình bảo vệ môi trường.
Cùng với đó, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tập huấn về kiểm toán năng lượng, chất thải và cập nhật các quy định mới về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các doanh nghiệp trong KCN. Việc xây dựng kênh thông tin giữa các quỹ tài chính xanh và doanh nghiệp, cùng với việc đơn giản hóa thủ tục thẩm định cho vay, sẽ góp phần thúc đẩy tiếp cận vốn xanh hiệu quả hơn.
Song hành với đó là xu hướng xuất khẩu xanh, một giải pháp góp phần giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Khi các KCN xanh trở thành nền tảng cho sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội nâng cao giá trị thương hiệu và thâm nhập sâu hơn vào các thị trường quốc tế, vốn đang ngày càng ưu tiên yếu tố xanh trong lựa chọn nhà cung ứng.
“Để phát triển theo hướng đó, doanh nghiệp cần bắt đầu từ tín dụng xanh để có nguồn lực đầu tư đổi mới công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất và thực hiện cam kết phát triển bền vững”, ông Viết nhấn mạnh.
Trong bối cảnh hiện nay, yếu tố "xanh" không chỉ là một giá trị cộng thêm mà đã trở thành tiêu chuẩn nhận diện và đánh giá từ phía khách hàng và đối tác. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chuyển đổi xanh nhằm tạo dựng niềm tin vững chắc trên thị trường”.
Lập quỹ tín dụng xanh dành riêng cho KCN
Từ góc độ phát triển tài chính xanh, ông Phùng Tấn Viết nhấn mạnh rằng hệ thống ngân hàng thương mại cần xem tín dụng xanh không chỉ là một lựa chọn, mà là một yêu cầu cấp thiết để thực hiện chiến lược tăng trưởng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và hoàn thành các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần sớm ban hành định hướng cụ thể, phối hợp với các bộ ngành để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến tín dụng xanh. Cần có văn bản hướng dẫn rõ ràng, danh mục chi tiết về các lĩnh vực đủ điều kiện tiếp cận tín dụng xanh để tạo hành lang pháp lý thuận lợi và cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, Chính phủ và Thủ tướng cần sớm chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam. Trong đó, cần làm rõ vai trò của Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong việc cho vay và huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu xanh – một công cụ tài chính quan trọng để thúc đẩy các dự án thân thiện với môi trường.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ giá trị và lợi ích lâu dài của chuyển đổi xanh, từ đó cam kết xây dựng chiến lược phát triển bền vững.
Ngoài khuôn khổ pháp lý, việc nâng cao nhận thức trong hệ thống tổ chức tín dụng cũng đóng vai trò then chốt. Các tổ chức tín dụng cần xác định mở rộng tín dụng xanh là nhiệm vụ cấp bách, cần hành động hiệu quả và kịp thời. Đồng thời, cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn về kinh tế xanh, để đủ khả năng thẩm định, quản lý và theo dõi các dự án xanh một cách hiệu quả.
Ông Lê Quang Triều, Phó Trưởng Ban Quản lý các Khu Kinh tế và KCN tỉnh Quảng Nam cho rằng, kết nối tín dụng xanh và KCN xanh là mối liên kết chiến lược mang tính hai chiều. Cụ thể, tín dụng xanh là động lực tài chính quan trọng, giúp các KCN chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất xanh. Ngược lại, KCN xanh là đối tượng được ưu tiên thụ hưởng các chính sách tín dụng xanh, qua đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí năng lượng, chi phí vận hành, đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu và khả năng thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của quốc gia.
Muốn chuyển đổi sang mô hình KCN xanh một cách hiệu quả và bền vững, yếu tố quan trọng hàng đầu là phải triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần hiểu rõ giá trị và lợi ích lâu dài của chuyển đổi xanh, từ đó cam kết xây dựng chiến lược phát triển bền vững. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các khoản tín dụng xanh với mức lãi suất ưu đãi, thời hạn vay dài hơn hoặc điều kiện vay linh hoạt hơn.
“Việc này nhằm khuyến khích doanh nghiệp triển khai các dự án xanh như: tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính, xử lý nước thải và chất thải rắn hiệu quả, cải tiến quy trình sản xuất theo hướng sạch hơn, tái chế và tuần hoàn tài nguyên”, ông Triều nói.
Từ thực tiễn triển khai tại địa phương, ông Triều đề xuất một số biện pháp để kết nối tín dụng xanh với KCN xanh một cách hiệu quả. Trước hết là việc thành lập một quỹ tín dụng xanh riêng biệt, dành cho các KCN chuyển đổi mô hình xanh. Song song đó, cần ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá KCN xanh một cách rõ ràng và cụ thể, nhằm hỗ trợ việc xét duyệt tín dụng một cách nhanh chóng, minh bạch. Trong đó, cần ưu tiên những ngành nghề có công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo liên kết chuỗi giá trị gia tăng trong sản xuất và xuất khẩu – nhất là các ngành có tỷ lệ nội địa hóa cao, hạn chế gia công, lắp ráp.
Ngoài ra, ông Triều nhấn mạnh vai trò của việc hình thành các tổ hợp ngành nghề và sản phẩm công nghiệp xanh, xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp.
Đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính, cần xây dựng các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu đầu tư xanh tại các KCN, chẳng hạn như tín dụng cho xử lý nước thải, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, hoặc tái chế nguyên liệu. Bên cạnh đó, việc tăng cường áp dụng các tiêu chí môi trường trong đánh giá tín dụng cũng là giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dòng vốn xanh.
(VNF) - Khoảng trống pháp lý cho tín dụng xanh gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án bền vững. Trong khi đó, các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi không có cơ sở pháp lý rõ ràng để phân loại và cấp vốn cho các dự án chuyển đổi xanh.
(VNF) - Dù đã được khuyến khích và triển khai từ nhiều năm qua, nguồn vốn tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng khi chưa đến được với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), nơi rất cần sự hỗ trợ để thúc đẩy chuyển đổi xanh và bền vững.
(VNF) - Theo ông Ahmed Yeganeh, Giám đốc toàn quốc Khối Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp của HSBC Việt Nam, thị trường tài chính xanh ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với rất nhiều tiềm năng song vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, vướng mắc khiến Việt Nam vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu trong hành trình phát triển bền vững.
(VNF) - “Tôi thấy rất đáng tiếc cho doanh nghiệp Việt Nam, khi nhiều trường hợp lâm vào khó khăn không phải vì yếu kém, mà vì sự phát triển chậm của thị trường vốn – đặc biệt là các công cụ tài chính xanh có thể giúp họ đi đường dài”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings chia sẻ.
(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.
(VNF) - Theo kế hoạch, từ năm 2027, xe máy tại TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ bắt đầu phải kiểm định khí thải, mở đầu cho giai đoạn siết chặt kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí đô thị.
(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.
(VNF) - Dự thảo quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải ô tô đang lưu hành tại Việt Nam đề xuất thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông, đặc biệt tập trung vào các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.
(VNF) - Dù được đánh giá là giải pháp tối ưu để giải quyết đồng thời các bài toán môi trường và năng lượng, các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát điện tại Việt Nam vẫn đang “mắc kẹt” giữa mê cung pháp lý.
(VNF) - Ngành năng lượng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu trong làn sóng đầu tư xanh tại Đông Nam Á, chiếm khoảng hai phần ba tổng giá trị vốn rót vào lĩnh vực này. Trong đó, năng lượng mặt trời ghi nhận mức tăng gấp đôi so với năm trước, trong khi đầu tư vào quản lý chất thải tăng 60%, chủ yếu tập trung vào xử lý nước thải và tái chế.
(VNF) - Bộ Công Thương vừa chính thức ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát điện (điện rác) trong năm 2025. Theo đó, mức giá trần được áp dụng là 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Mức giá này sẽ làm cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các chủ đầu tư thương thảo hợp đồng mua bán điện, với điều kiện không vượt quá ngưỡng đã quy định.
(VNF) - Rác điện tử – thứ bị vứt bỏ vô tội vạ thực chất là “mỏ vàng” chứa tài nguyên quý hiếm trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng, đồng thời là chìa khóa kinh tế và môi trường trong thời kỳ khủng hoảng tài nguyên.