LG 'thay máu' dàn lãnh đạo cấp cao để vực dậy mảng smartphone
Mai Thảo -
04/12/2017 23:23 (GMT+7)
Tập đoàn LG Electronics của Hàn Quốc đang tiến hành thay đổi bộ máy nhân sự cấp cao nhằm vực dậy mảng kinh doanh smartphone vốn đã tụt dốc trong thời gian dài.
Ảnh minh họa.
Theo đó, ông Hwang Jeong-hwan sẽ là Chủ tịch mới kiêm Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty LG Mobile Communication. Còn người tiền nhiệm là ông Juno Cho sẽ có vai trò mới trong công ty mẹ LG.
Hwang Jeong-hwan là "một chiến binh kỳ cựu" trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, từng góp phần vào việc phát triển chiếc smartphone đầu tiên của LG vào năm 2009 với tư cách là Giám đốc kỹ thuật của Multimedia R&D Lab.
Việc bổ nhiệm ông Hwang vào vị trí mới này được cho là nhằm mục tiêu tạo ra những đột phá cho sản phẩm của LG.
Trong một thông cáo báo chí, tập đoàn này cho biết, ông Hwang đã làm việc với một trong những thiết bị Android đầu tiên của LG và mở đầu cho sự hợp tác với Google. Sự xuất hiện của ông Hwang như là một lời tuyên bố từ LG cho biết, Công ty muốn cạnh tranh với các đối thủ bằng cách đưa ra những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến hơn.
Ông Hwang Jeong-hwan (trái).
Là một tập đoàn điện tử lớn, doanh thu của LG đang tiếp tục tăng lên nhờ các mặt hàng thiết bị gia dụng, sản phẩm giải trí cho gia đình. Trong quý III/2017, LG cho biết lợi nhuận hoạt động của họ tăng 82,2%, đạt 454 triệu USD nhờ doanh số của các thiết bị gia dụng và tivi cao cấp.
Tuy vậy, Công ty lại không thành công với bộ phận di động. Mảng kinh doanh này đã thua lỗ quý thứ 10 liên tiếp. Trên thực tế, LG đã ghi nhận mức giảm chung 18,4% trong suốt 3 năm qua và thua lỗ 331,7 triệu USD trong quý vừa qua. Để so sánh, Samsung trong cùng kỳ đã thu về 3 tỷ USD chỉ riêng trong mảng di động và 12,9 tỷ USD lợi nhuận hoạt động.
Các lý do cho sự thất bại của LG trong mảng di động khá rõ ràng. Trong khi Samsung vẫn tiếp tục cho ra đời những sản phẩm chất lượng như Galaxy S8 hay Note 8, Apple "gây sốt" với iPhone X, thì chiếc V30 mà LG đặt nhiều kỳ vọng lại gần như không tạo ra được sức hấp dẫn. Bên cạnh đó, LG còn vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ Trung Quốc với chi phí sản xuất và giá bán thấp.
LG kỳ vọng, với sự lãnh đạo của Hwang Jeong-hwan, mảng di động của LG sẽ được vực dậy và trở thành một thế lực trong ngành công nghệ di động vốn rất nhiều cạnh tranh hiện nay.
Ngoài việc thay thế vị trí dẫn đầu mảng di động, LG còn sắp xếp lại một số vị trí chủ chốt khác trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Ông Park Il-pyung, người hiện đang giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm phần mềm, được bổ nhiệm là là Giám đốc kỹ thuật (CTO) mới của hãng.
Trước khi đầu quân cho LG, Park Il-pyung đã từng là CTO của Công ty Harman International và là Trưởng phòng nghiên cứu Intelligent Computing tại Samsung Advanced Institute.
Trong khi đó, Han Chang-hee, người được biết tới với vai trò phó phòng truyền thông ứng dụng, sẽ trở thành trưởng bộ phận Global Maketing Center, với nhiệm vụ lãnh đạo hoạt động tiếp thị toàn cầu của LG. Người từng nắm giữ chức vụ này trước kia là ông Brian Na sẽ trở thành người điều hành cho LG tại Tây Âu.
Nhiều nguồn tin còn cho biết, LG đang tính tới việc thiết lập công ty về B2B để có thể giám sát tất cả những khía cạnh của kinh doanh sản phẩm B2B bao gồm năng lượng, hiển thị thông tin và kênh phân phối theo chiều dọc.
Ông Kwon Soon-hwang, trước đây là Giám đốc Công ty Giải pháp Kinh doanh của LG và là người đứng đầu các hoạt động của LG tại Ấn Độ, sẽ là trở thành người điều hành của công ty B2B mới này.
Ngoài ra, LG cũng sẽ thành lập trung tâm phát triển kinh doanh tích hợp, đây được cho là bước khởi đầu của công ty này hướng tới những công nghệ mới như AI, IoT và kết nối đa thiết bị.
Rõ ràng, cũng như một nhà sản xuất điện thoại Android khác là HTC, LG cần phải tìm cách bứt phá để giúp cho thương hiệu của mình nổi bật hơn, trong một "trận địa" nơi Samsung và Apple đang hoàn toàn nắm ưu thế.
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Thuế quan có thể là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà tài trợ kiêm cố vấn thân cận của ông, Elon Musk, đứng ở hai phía đối lập của cuộc tranh luận.
(VNF) - Tổng thống Donald Trump tin rằng Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ để tránh mức thuế quan mới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này là không thể.
(VNF) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Tuy nhiên, ADB cũng đưa ra cảnh báo rằng những rủi ro từ bên ngoài, đặc biệt là căng thẳng thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan mới của Mỹ, có thể đặt ra những thách thức đáng kể cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay.
(VNF) - Các doanh nghiệp ở Little Saigon cảnh báo, mức thuế 46% của Tổng thống Trump đối với hàng Việt Nam sẽ đẩy giá cả tăng vọt, thậm chí khiến cửa hàng phải đóng cửa.
(VNF) - Trước áp lực gia tăng từ căng thẳng thương mại với Mỹ, nhiều doanh nghiệp nhà nước và công ty niêm yết tại Trung Quốc đồng loạt tuyên bố tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán, mua vào cổ phiếu nhằm hỗ trợ giá và củng cố niềm tin nhà đầu tư.
(VNF) - Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) cho biết họ đã chuẩn bị bắt đầu thực thi cái gọi là “thuế quan có đi có lại” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng chục quốc gia sau khi mức thuế mới có hiệu lực sau nửa đêm 9/4.
(VNF) - Nhà Trắng cho biết mức thuế 104% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đã chính thức có hiệu lực, sau khi Bắc Kinh không tuân thủ thời hạn dỡ bỏ các mức thuế trả đũa vốn được áp dụng để đáp trả chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Việc này khiến cổ phiếu phố Wall lại trượt dốc.
(VNF) - Trong bối cảnh thuế quan trả đũa khiến chi phí nhập khẩu tăng vọt, người mua Trung Quốc đồng loạt bán lại sản phẩm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có nguồn gốc từ Mỹ. Xu hướng này được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới, khi nhu cầu nội địa sụt giảm và các hợp đồng dài hạn bắt đầu có hiệu lực.
(VNF) - Trước thời điểm quyết định 9/4, thời hạn thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực, làn sóng đàm phán thuế với Mỹ đang diễn ra dồn dập khi hơn 70 quốc gia đều nỗ lực vận động để trì hoãn hoặc được miễn trừ. Việt Nam, Nhật Bản, các nước EU và nhiều nền kinh tế mới nổi đều đang tích cực tiếp xúc, trong bối cảnh Mỹ chưa công bố rõ các điều kiện miễn trừ thuế quan.
(VNF) - Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, việc đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025 khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thu hút các nguồn lực quốc tế thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.
(VNF) - Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 8/4 cho biết họ “kiên quyết phản đối” lời đe dọa tăng thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump và tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
(VNF) - Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump châm ngòi đang đẩy thế giới vào vòng xoáy bất ổn thương mại, nhưng thay vì chỉ phòng thủ, Trung Quốc đang phát đi tín hiệu sẵn sàng cạnh tranh để tái định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu.
(VNF) - Peng Zhihui, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ AgiBot, là đại diện mới nhất của thế hệ doanh nhân trẻ Trung Quốc nhận được sự quan tâm từ giới lãnh đạo cấp cao nước này, trong đó có thủ tướng Lý Cường.
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.