Lịch sử giá cổ phiếu JVC và những thông tin cần biết

Huy Hoàng - 15/01/2022 17:48 (GMT+7)

Giá cổ phiếu JVC duy trì xu hướng tăng đến tháng 2/2015 trước khi ghi nhận mức giảm mạnh với độ dốc thẳng đứng. Gần đây, giá cổ phiếu JVC tăng mạnh.

imoney-jvc

Cổ phiếu JVC là của công ty nào?

Cổ phiếu JVC được phát hành bởi Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật, hiện được giao dịch trên sàn chứng khoán HoSE.

Thông tin khái quát về  Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật

Tên giao dịch: Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0101178800

Vốn điều lệ: 1.125.001.710.000 đồng

Địa chỉ: Tầng 22 và Tầng 24, toà nhà ICON4, 243A Đê La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3 683 0516

Fax: (84-4) 3 683 0578

Email: jnfo@ytevietnhat.com.vn

Website: http://ytevietnhat.com.vn/

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2001, Công ty Cổ phần Thiết Bị Y tế Việt Nhật tiền thân là công ty TNHH Thiết bị Y tế Việt Nhật, được thành lập vào ngày 27/09/2001 với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán, cho thuê Thiết bị y tế, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì Thiết bị y tế. Trong những ngày đầu thành lập,vốn điều lệ của Công ty là 6 tỷ đồng, nhân sự công ty chỉ có 5 người bao gồm lãnh đạo công ty, kế toán, kinh doanh và kỹ thuật.

Năm 2002, Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Việt Nhật chính thức trở thành đại lý độc quyền về thiết bị y tế của Công ty Hitachi Medical System tại Việt Nam, chuyên cung cấp các dòng sản phẩm chính máy cộng hưởng từ (MRI), máy chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner system), máy Xquang (X-ray system), máy siêu âm (Ultrasound-scanner system).

Năm 2003, Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Việt Nhật trở thành nhà phân phối thiết bị cho một số hãng nổi tiếng trên thế giới như Nemoto (máy bơm thuốc cản quang/cản từ tự động), ELK (máy in, máy đo huyết áp tự động…), KINKY Roentgen (máy X - quang răng…)

Năm 2004-2005, Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Việt Nhật được tập đoàn Toray Medical lựa chọn là nhà phân phối thiết bị máy thận nhân tạo tại Việt Nam.

Năm 2006, Căn cứ vào nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty Việt Nhật mở thêm Văn phòng đại diện tại TP. HCM.

Tháng 05/2007, Công ty TNHH Thi ết Bị Y Tế Việt Nhật. Nghiên cứu thành công và cho ra mắt hệ thống xe khám bệnh lưu động đầu tiên tại Việt Nam. Trên xe có gắn các thiết bị y tế hiện đại: Siêu âm, X-quang kỹ thuật số, máy xét nghiệm…

Tháng 07/2007, Công ty TNHH Thiết bị Y Tế Việt Nhật ký hợp đồng phân phối với Carestream Kodax trở thành nhà phân phối X-quang kỹ thuật số DR/CR, máy in và vật tư đi kèm.

Năm 2008, Công ty Việt Nhật hoàn thành xong Trung tâm kỹ thuật cao tại 22- Nguyễn Bỉnh Khiêm- Hà Nội liên kết với Bệnh viện hiện y học cổ truyền TW.

Năm 2009, Công ty đã kết hợp với các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Nhật Bản (kỹ sư với trên 30 năm kinh nghiệm) thành lập ra Trung tâm nghiên cứu sản xuất Máy X- quang tại Việt Nam.

Năm 2010, Công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ từ 6 tỷ đồng lên 242 tỷ đồng.

Ngày 27/09/2010, Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Việt Nhật chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thiết Bị Y Tế Việt Nhật.

Ngày 21/03/2011, Công ty Cổ phần Thiết Bị Y Tế Việt Nhật chính thức chào sàn và niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Năm 2013, nâng vốn điều lệ từ 494 tỷ lên thành 568 tỷ, tương đương với 56.818.530 cổ phiếu.

Ai là cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu JVC nhất?

Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 166.537.461 cổ phiếu.

Cổ đông Nguyễn Huy Tuấn nắm giữ nhiều cổ phiếu JVC nhất với 20.000.000 cổ phiếu, tương đương 17,78% cổ phần công ty.  Xếp sau là cổ đông Phùng Quang Việt, nắm giữ 6.585.614 cổ phiếu, tương đương 5,85% cổ phần công ty. Cổ đông Vũ Hoàng Việt nắm giữ 5.650.000 cổ phiếu, tương đương 5,02% cổ phần công ty.

Lịch sử giá cổ phiếu JVC qua các năm

Lịch sử giá cổ phiếu JVC

Lịch sử giá cổ phiếu JVC. Nguồn: TVSI

Lịch sử giá cổ phiếu JVC. Nguồn: TVSI

Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu JVC duy trì xu hướng tăng đến tháng 2/2015 trước khi ghi nhận mức giảm mạnh với độ dốc thẳng đứng. Sau đó, giá cổ phiếu JVC dần chuyển sang xu hướng đi ngang. Gần đây, giá cổ phiếu JVC tăng mạnh.

Giá cổ phiếu JVC cao nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu JVC cao nhất là 24.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 05/02/2015 (tính theo giá điều chỉnh).

Giá cổ phiếu JVC thấp nhất là bao nhiêu?

Giá cổ phiếu JVC thấp nhất là 2.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 01/04/2020 (tính theo giá điều chỉnh).

Có nên mua cổ phiếu JVC?

Tình hình kinh doanh của JVC

Niên độ tài chính 2020 (từ ngày 1/4/2020 đến 31/3/2021), doanh thu thuần của JVC đạt 411 đồng, đạt 79,12% so với kế hoạch của ĐHCĐ năm 2020, giảm 20,45% so với năm 2019. Công ty lỗ sau thuế 76,68 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận kế hoạch là 5 tỷ đồng.

imoney-jvc-2

6 tháng đầu niên độ tài chính 2021, JVC ghi nhận doanh thu 200 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ niên độ 2020. Công ty lỗ sau thuế hơn 2,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ niên độ 2020 lãi 373 triệu đồng.

Cần bao nhiêu tiền để mua cổ phiếu JVC?

Sàn HoSE hiện nay chỉ cho phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu JVC tại ngày 07/01/2022 là 12.400 đồng, nhà đầu tư cần chi ra ít nhất 1.240.000 đồng/lần mua

Định hướng phát triển của JVC

Định hướng chung của Công ty là trở thành đối tác tin cậy cung cấp thiết bị, vật tư, giải pháp, dịch vụ đa dạng, toàn diện cho khách hàng, đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu.

Đối với hoạt động kinh doanh thiết bị và vật tư tiêu hao, Công ty sẽ tập trung vào tìm kiếm và triển khai quyết liệt các dòng sản phẩm mới. Ngoài ra, mở rộng kinh doanh sang mảng nhãn khoa, nha khoa.

Đối với hoạt động đầu tư liên kết, Công ty sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án liên doanh liên kết mới dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện hiệu quả và tiềm năng phát triển.

Đối với dịch vụ kỹ thuật, Công ty hướng đến tăng cường chất lượng dịch vụ sau bán hàng thông qua các hợp đồng sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng thiết bị y tế.

Công ty chuyển đổi mô hình phòng khám lưu động thành Phòng khám đa khoa tại trung tâm TP. Hà Nội, trong đó có bao gồm khám lưu động.

Bổ sung mảng kinh doanh Công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ cao vào y tế.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng khẳng định: Việt Nam sẽ không thiếu điện

Thủ tướng khẳng định: Việt Nam sẽ không thiếu điện

(VNF) - Tại WEF, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết năm nay Việt Nam sẽ không thiếu điện dù có ngày lượng điện tiêu thụ cả nước vượt 1 tỷ kWh.

Lợi nhuận doanh nghiệp nhà ở giảm mạnh: 'Lo gì việc ấy mà lo'

Lợi nhuận doanh nghiệp nhà ở giảm mạnh: 'Lo gì việc ấy mà lo'

(VNF) - Bức tranh kinh doanh quý I/2024 của các doanh nghiệp phát triển nhà ở nhìn chung khá u ám. Tuy nhiên, điều đó không nói lên rằng thị trường vẫn đang chìm sâu trong khủng hoảng. Ngược lại, kết quả này cho thấy giai đoạn bĩ cực nhất đã qua.

GP.Invest vươn mình nhờ tài chính vững mạnh

GP.Invest vươn mình nhờ tài chính vững mạnh

(VNF) - Qua 17 năm phát triển với nỗ lực không ngừng nghỉ, GP.Invest đã trở thành tên tuổi hàng đầu trên thị trường bất động sản Việt Nam. Bên cạnh chiến lược kinh doanh chắc chắn, sự vững mạnh về tài chính là yếu tố trọng yếu đã làm nên thành công của GP.Invest.

Bùng nổ livestream bán hàng

Bùng nổ livestream bán hàng

(VNF) - Livestream bán hàng đang “bùng nổ” trên khắp các tỉnh thành cả nước với khoảng 2,5 triệu phiên mỗi tháng. Từ các tập đoàn lớn, doanh nghiệp thương hiệu lâu năm cho đến các tiểu thương ở chợ, chủ tiệm bách hóa… đều đang lao theo xu hướng bán hàng kiểu này.

DIG liên tục thoái vốn, chuyển nhượng, giải thể công ty con

DIG liên tục thoái vốn, chuyển nhượng, giải thể công ty con

(VNF) - DIG trong thời gian gần đây liên tục thông qua các chủ trương về thoái vốn, chuyển nhượng dự án, giải thể công ty con. Đây có thể là động thái tái cơ cấu mạnh mẽ của doanh nghiệp sau khi quý I ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc.

Trung Quốc giáng một đòn kinh tế khác vào Nga

Trung Quốc giáng một đòn kinh tế khác vào Nga

(VNF) - Theo nhà phân tích dầu khí độc lập Mikhail Krutikhin, đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) đầu tiên đã không có lãi ngay từ đầu vì mức giá mà Trung Quốc sẵn sàng trả cho khí đốt nhập khẩu thấp hơn nhiều lần so với mức trung bình mà châu Âu đã bỏ ra. Với đường ống thứ hai, họ có thể yêu cầu mức giá thấp hơn nữa.

Các 'ông lớn' địa ốc vào cuộc đua doanh thu

Các 'ông lớn' địa ốc vào cuộc đua doanh thu

(VNF) - Nhiều “đại gia” bất động sản đã đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trong năm 2024. Điều này phản ánh sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp về sự khởi sắc của thị trường bất động sản

BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

BĐS Đà Nẵng vào chu kỳ mới, giá chung cư lên tới 150 triệu/m2

(VNF) - Sau thời gian trầm lắng, thị trường bất động sản Đà Nẵng ghi nhận sự sôi động nhiều dự án mới được khởi công, các dự án cũ sau thời gian tạm dừng nay cũng đã tái khởi động.

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Trung tướng Nguyễn Văn Gấu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

(VNF) - Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị phân công, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

Trước khi bị khởi tố, ‘trùm cuối’ đội lái cổ phiếu KDM là ai?

(VNF) - Ông Nguyễn Khánh Toàn (sinh năm 1979), người bị cáo buộc cầm đầu đường dây thao túng thị trường chứng khoán với cổ phiếu KDM từng tham gia điều hành một doanh nghiệp đình đám khác khác trên sàn.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.