'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Liên tục mất giá
Trong phiên 26/9, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến "ngày thứ Hai đen tối" khi chỉ số VN-Index giảm tới 28,93 điểm, tương đương 2,4%, xuống 1.174,35 điểm. So với hồi cuối tháng 8, chỉ số VN-Index hiện giảm hơn 133 điểm, tương đương giảm 10,33%.Sắc đỏ bao trùm thị trường, trong đó có nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Kết thúc ngày 26/9, chỉ có 5/27 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên HoSE, HNX và giao dịch trên UPCoM mang sắc xanh là VIB tăng 1,12% và EIB tăng 1,15%; 1 mã dừng ở mốc tham chiếu là KLB; nhóm còn lại ghi nhận mức giảm từ 2,56-6,15%. Trong đó, giảm sâu nhất là mã SGB, mất tới 6,15% giá trị, tiếp theo là SHB giảm 5,34%, STB giảm 4,43%, MBB giảm 4,29%, VPB giảm 4%, BID giảm 3,88%, HDB giảm 3,5%, OCB giảm 3,67%, TCB giảm 2,78%; MSB giảm 2,56%,...
Thị trường chứng khoán trong nước đang chịu tác động kép từ thông tin nâng lãi suất cả trong và ngoài nước nhằm kiềm chế lạm phát. Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm giá mạnh sau khi Ngân hàng Nhà nước siết chặt thêm chính sách tiền tệ với quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 1% từ ngày 23/9. Đồng thời tiếp tục nắm chắc công cụ room tín dụng để kiểm soát nguồn cung tiền.
Trước đó, nhiều người kỳ vọng rằng nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ là động lực để giữ thị trường chứng khoán ở trên ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng 1.200 điểm. Song áp lực bán ở nhóm cổ phiếu này cộng với đà giảm giá của nhóm cổ phiếu bất động sản đã khiến thị trường chứng khoán ngày 26/9 rớt sâu xuống dưới ngưỡng 1.200 điểm.
Được mệnh danh là “cổ phiếu vua”, nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng 45% lợi nhuận và 38% vốn hóa toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm này thường được coi là nhóm dẫn dắt thị trường khi có tính thị trường rất cao, do đặc thù số lượng cổ phiếu lưu hành lớn. Cổ phiếu ngân hàng là một trong những bệ đỡ dẫn dắt đà tăng của thị trường lập đỉnh với mức trên 1.400 điểm.
Nhưng đến giai đoạn hiện nay, nhóm này dường như mất vị thế dẫn dắt đà tăng của thị trường. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngân hàng đã sụt giảm mạnh khi nhiều cổ phiếu không ngừng “tụt dốc” trong thời gian gần đây.
Trong tháng 8 vừa qua, có tới 19 trên tổng số 27 cổ phiếu ngân hàng giảm giá, với mức giảm phổ biến từ 5-7% so với đầu tháng. Trong đó, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng ghi nhận mức giảm sâu. Đơn cử, cổ phiếu BID và LPB có cùng mức giảm 8%; cổ phiếu HDB, STB, OCB có cùng mức giảm 7% trong tháng 8...
Sang đến tháng 9, nhóm cổ phiếu ngân hàng chưa lấy lại động lực tăng trở lại, thậm chí nhiều cổ phiếu còn giảm sâu hơn.
Có kể kể đến cổ phiếu NVB của Ngân hàng Quốc dân (NCB). Trong năm 2021, cổ phiếu NVB có sự bùng nổ về cả thị giá và thanh khoản. Đây là mã tăng mạnh nhất ngành ngân hàng trong năm ngoái với tỷ suất sinh lời lên tới hơn 200%.
Tuy nhiên, tới năm nay, tình hình cổ phiếu NVB không mấy khả quan. Sau khi lập đỉnh vào đầu tháng 4, cổ phiếu NVB liên tục đi xuống. Trong vòng 3 tháng gần đây, cổ phiếu này đã mất gần một nửa thị giá. Trong tuần trước, NVB có 4 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, với thanh khoản ở mức thấp. Tính chung trong tuần qua, NVB là mã giảm sâu nhất ngành ngân hàng khi mất gần 15,5% giá trị. Đến ngày 26/9, cổ phiếu NVB lại "bốc hơi" 1,1%, xuống còn 18.000 đồng/cổ phiếu - mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
Nản lòng ôm cổ phiếu ngân hàng
Không chỉ cổ phiếu NVB mà hàng loạt cổ phiếu ngân hàng khác cũng mất giá mạnh trong thời gian vừa qua. So với vùng "đỉnh" cuối năm 2021, đầu năm 2022, nhiều cổ phiếu ngân hàng hiện đã giảm 40-50% giá trị.
Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho thấy, định giá cổ phiếu nhiều ngân hàng đã giảm xuống dưới mức trung bình 3 năm. Một số ngân hàng có chỉ số P/B thấp hơn một độ lệch chuẩn so với mức trung bình 5 năm.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng đang có giá khá rẻ so với giai đoạn "đỉnh cao". Hiện số lượng cổ phiếu ngân hàng về dưới 20.000 đồng/cổ phiếu cũng nhiều hơn. Chẳng hạn, tới ngày 26/9, LPB còn 13.150 đồng/cổ phiếu; MSB còn 17.100 đồng/cổ phiếu; OCB còn 15.750 đồng/cổ phiếu; NVB được giao dịch ở mức 18.000 đồng/cổ phiếu...
Việc "cổ phiếu vua" liên tục giảm gây nản lòng các nhà đầu tư. Gần đây, sự quan tâm của khối ngoại đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đang có dấu hiệu đi xuống. Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bán ròng và có khối lượng giao dịch khá thấp.
Cổ phiếu ngành ngân hàng đang chịu phải áp lực bán mạnh. Nhiều nhà đầu tư đang tỏ ra hoài nghi về tỷ suất lời của các ngân hàng.
"Những lo ngại của thị trường về lạm phát và nợ xấu gia tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư đối với triển vọng ngành ngân hàng kể từ đầu năm. Tâm lý thị trường đối với nhóm ngân hàng còn bị ảnh hưởng hơn khi thị trường vốn bắt đầu chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, bất chấp mục đích để cải thiện tính minh bạch và bền vững của thị trường vốn trong dài hạn" - chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho hay.
Nhận định về triển vọng của nhóm cổ phiếu ngân hàng, các chuyên gia chứng khoán cho rằng, trong ngắn hạn, rất khó để nhóm này có thể bật tăng mạnh và kéo thị trường chứng khoán đi lên, dù định giá ngành này ở mức hấp dẫn. Nhưng về dài hạn, một số ngân hàng vẫn có thể tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2023 và nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ dẫn dắt VN-Index lên những tầm cao mới trong tương lai.
Vùng giá hiện nay vẫn tương đối hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn và ưa chuộng cổ phiều ngân hàng, đặc biệt là những nhà băng có chất lượng tài sản vững chắc, bộ đệm dự phòng mạnh mẽ với triển vọng tăng trưởng bền vững.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.