'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Việc Trung Quốc mở cửa thị trường, đồng ý nhập khẩu chính ngạch trái dừa Việt Nam sẽ đem đến nhiều cơ hội cho trái dừa Việt Nam và dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi có thể tăng thêm 200 - 300 triệu USD trong năm 2024 và còn tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo.
Theo số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa như bánh kẹo, mỹ phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ… của nước ta đạt hơn 900 triệu USD (đứng thứ 4 thế giới). Như vậy, nếu không có gì thay đổi, dừa sẽ gia nhập mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam.
Thực tế, trước những cơ hội mới, chỉ riêng tỉnh Bến Tre - “thủ phủ dừa” Việt Nam, cũng đã đề ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu dừa tăng bình quân 23,58%/năm, đạt khoảng 1 tỷ USD vào năm 2025.
Theo Hiệp hội Dừa Bến Tre, mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở khi tỉnh này hiện có 133/134 vùng trồng cơ bản đáp ứng các điều kiện về sản xuất theo quy định hiện hành; đăng ký cấp mã số vùng trồng dừa tươi xuất khẩu với diện tích trên 8.000 ha và gần 13.000 hộ tham gia.
Mục tiêu của “thủ phủ dừa" trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ phát triển ổn định diện tích dừa khoảng 79.000 ha. Xây dựng vùng sản xuất tập trung dừa, gắn với phát triển chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tuần hoàn và chế biến sâu các sản phẩm dừa.
“Tỉnh chủ trương phát triển thêm 1.500 ha dừa hữu cơ, diện tích dừa được cấp mã số vùng trồng khoảng 2.000 ha. Cải tạo 1% vườn dừa kém hiệu quả, vườn dừa lão để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm dừa. Giá trị sản xuất ngành sản xuất chế biến dừa tăng bình quân từ 17,2%/năm”.
Là địa phương có diện tích dừa lớn nhất cả nước, Bến Tre hiện có 133/134 vùng trồng cơ bản đáp ứng các điều kiện về sản xuất theo quy định hiện hành; đăng ký cấp mã số vùng trồng dừa tươi xuất khẩu với diện tích trên 8.000 ha và gần 13.000 hộ tham gia.
Còn theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, để đón cơ hội các doanh nghiệp hiện nay cũng đã chuẩn bị lượng dừa tươi cho xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc. Ngoài ra các sản phẩm chế biến sâu từ dừa cũng mang lại giá trị lớn.
Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dừa lớn trên thế giới, với tổng diện tích trồng gần 175.000 ha (xếp thứ 5 thế giới). Dừa cũng là loại cây mang lại thu nhập cho khoảng 389.530 hộ nông dân Việt Nam.
Theo số liệu từ Hiệp hội Dừa Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 800 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa. Trong đó có khoảng 90 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), điều đáng chú ý là để đi vào thị trường Trung Quốc, sản phẩm dừa tươi của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật rất nghiêm ngặt.
Trong đó, cần đáp ứng đủ 9 điều: Dừa tươi của Việt Nam được xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm dừa tươi (cả quả có vỏ xanh và cuống ngắn nhỏ hơn hoặc bằng 5cm và dừa không có vỏ). Dừa phải tuân thủ các luật về kiểm dịch thực vật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến an toàn và vệ sinh thực phẩm của Trung Quốc, không bị nhiễm các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm, cành, lá và đất.
Tất cả các vùng trồng và cơ sở đóng gói dừa xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ NN&PTNT; được cả Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và Bộ NN&PTNT phê duyệt. Bộ NN&PTNT sẽ gửi cho GACC danh sách các vùng trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt và danh sách này được cập nhật thường xuyên. GACC sẽ đăng tải danh sách này trên website. Tất cả các vườn trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đồng thời áp dụng theo nguyên tắc Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hiện chương trình quản lý để giám sát vùng trồng đối với các loài đối tượng kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm…
Trước khi xuất khẩu, cán bộ kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong 2 năm đầu tiên, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống còn 1%. Dừa của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được GACC cho phép nhập khẩu trái cây./.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.