Trung Quốc siết xuất khẩu kim loại hiếm và những ‘tác động tiềm ẩn’
(VNF) - Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu kim loại hiếm mới nhất của Trung Quốc dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ tận dụng vị thế thống lĩnh chuỗi cung ứng toàn cầu của mình theo những cách chưa từng có.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuần trước thông báo rằng lệnh kiểm soát xuất khẩu antimon sẽ có hiệu lực vào ngày 15/9. Ứng dụng lớn nhất của kim loại màu xám sáng bóng này là chất chống cháy (50%), khoảng 20% được sử dụng để sản xuất kính quang điện nhằm cải thiện hiệu suất của pin mặt trời, phần còn lại được sử dụng trong pin axit chì.
Antimon cũng được sử dụng trong các thiết bị quân sự như tên lửa hồng ngoại, vũ khí hạt nhân và kính nhìn ban đêm, và làm chất làm cứng cho đạn và xe tăng.
“Ba tháng trước, không ai có thể nghĩ rằng họ sẽ làm điều này, đây là một cuộc đối đầu khá căng thẳng”, ông Lewis Black, CEO của công ty khai thác Almonty Industries có trụ sở tại Canada, cho biết.
Công ty này cho hay họ sẽ chi ít nhất 125 triệu USD để mở lại một mỏ vonfram ở Hàn Quốc vào cuối năm nay. Cả vonfram và antimon đều nằm trong danh sách khoáng sản quan trọng của Mỹ và cách nhau chưa đến 10 nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Vonfram có độ cứng gần bằng kim cương và có mật độ năng lượng cao. Điều đó khiến vonfram trở thành vật liệu quan trọng trong sản xuất vũ khí, ô tô, pin xe điện, chất bán dẫn và máy cắt công nghiệp. Các nhà sản xuất chip như Taiwan Semiconductor Manufacturing Company (TSMC) và Nvidia đều cần sử dụng kim loại này.
Ông Black cho hay những công ty trong ngành khai khoáng cho rằng những quyết định mới của Trung Quốc tương tự với những gì đã diễn ra với ngành than chì. Ông ám chỉ đến các biện pháp kiểm soát xuất khẩu trước đây của Trung Quốc.
Năm ngoái, Bắc Kinh, nhà sản xuất than chì lớn nhất thế giới, cho biết họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải xin giấy phép đặc biệt để xuất khẩu 3 loại than chì có độ nhạy cao, bao gồm than chì tổng hợp có độ tinh khiết, độ cứng, mật độ cao và vảy than chì tự nhiên.
“Tôi không thể giải thích động thái này và tôi nghĩ đó là điều khiến nhiều người trong ngành này và các khách hàng của tôi lo lắng vì họ không có kế hoạch B, điều mà Trung Quốc hiểu rất rõ. Đã không có kế hoạch B nào trong 30 năm qua”, ông nói thêm.
Theo báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc chiếm 48% sản lượng khai thác antimon toàn cầu vào năm 2023, trong khi Mỹ đã không khai thác vonfram thương mại kể từ năm 2015 và Trung Quốc thống trị nguồn cung vonfram toàn cầu.
“Tôi nghĩ đây là khởi đầu của một số hạn chế xuất khẩu đối với một số loại đất hiếm, khoáng sản”, ông Tony Adcock, chủ tịch điều hành của Tungsten Metals Group, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với CNBC.
Ông cho rằng thật khó tin nếu Trung Quốc chỉ hạn chế antimon, những lệnh cấm có thể áp dụng với vonfram, kim loại có tầm quan trọng kinh tế cao nhất.
Mỹ đã tìm cách hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các chất bán dẫn cao cấp, sau đó Bắc Kinh đã công bố kiểm soát xuất khẩu germani và gali, hai kim loại được sử dụng trong sản xuất chip.
Trong khi vonfram cũng được dùng để sản xuất chất bán dẫn, kim loại này, giống như antimon, được dùng trong sản xuất quốc phòng.
Ông Christopher Ecclestone, giám đốc và chiến lược gia khai thác tại Hallgarten & Company, cho biết: “Sản lượng vonfram của Trung Quốc đang suy giảm, nhưng vonfram lại cực kỳ quan trọng, quan trọng hơn nhiều so với antimon trong các ứng dụng quân sự”.
Ông dự đoán rằng Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu vonfram vào cuối năm nay, nếu không muốn nói là trong một hoặc hai tháng tới.
Mỹ hiện đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào vonfram của Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 2026, Đạo luật REEShore của Mỹ cấm sử dụng vonfram Trung Quốc trong thiết bị quân sự .
Ông Christopher Ecclestone, chiến lược gia khai khoáng chính tại Hallgarten & Company, cho biết: “Người ta nghi ngờ rằng Lầu Năm Góc đã bổ sung dự trữ một số kim loại nhất định, đáng chú ý nhất là antimon vì họ cần antimon để sản xuất đạn dược”.
Ông Markus Herrmann Chen, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của China Macro Group, chỉ ra rằng cuộc họp toàn thể lần thứ ba của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vào tháng 7 đã “đưa ra một mục tiêu chính sách hoàn toàn mới là phối hợp tốt hơn toàn bộ chuỗi giá trị khoáng sản, có thể phản ánh tầm quan trọng ngày càng cao về nguồn cung của ‘tài nguyên khoáng sản chiến lược’ đối với cả lợi ích kinh doanh và địa kinh tế”.
Vướng loạt trở ngại, thương mại Nga – Trung phải đi đường vòng
- Chiến sự càng khốc liệt, Nga càng bán nhiều dầu sang Trung Quốc và Ấn Độ 19/08/2024 03:38
- Trung Quốc siết xuất khẩu antimon, gây lo ngại toàn cầu 18/08/2024 09:15
- Điểm tên 4 doanh nghiệp được quản trị tốt nhất năm 2024 20/08/2024 03:14
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn
(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.