Vướng loạt trở ngại, thương mại Nga – Trung phải đi đường vòng
(VNF) - Thương mại Nga-Trung đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết khi các nhà xuất khẩu ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tìm kiếm các con đường gián tiếp để né tránh các lệnh trừng phạt quốc tế được áp dụng nhằm lên án việc Nga đưa quân tới Ukraine.
Tờ báo Izvestia của Nga dẫn lời đại diện doanh nghiệp địa phương cho biết các công ty Trung Quốc, đặc biệt là những công ty xuất khẩu sản phẩm chịu lệnh trừng phạt thứ cấp của phương Tây như đồ điện tử, đã tìm cách vận chuyển chúng qua các nước thứ ba.
Diễn biến này diễn ra khi các doanh nghiệp Nga tiếp tục vật lộn với việc thanh toán xuyên biên giới với Trung Quốc. Theo báo cáo, gần như tất cả các ngân hàng Trung Quốc đều từ chối các khoản thanh toán bằng đồng nhân dân tệ từ quốc gia này.
Các thương nhân Nga cũng phàn nàn rằng các ngân hàng Trung Quốc đã tận dụng việc đồng rup yếu bằng cách tăng tỷ giá hối đoái giữa đồng rúp và nhân dân tệ trong những ngày gần đây.
Tháng trước, bà Ilona Gorsheneva-Dolunts, đại diện của nhóm vận động doanh nghiệp Opora Russia tại Trung Quốc, cho hay các nhà cung cấp Trung Quốc đã yêu cầu các doanh nhân Nga cho phép họ vận chuyển hàng hóa qua các quốc gia khác.
Bà Gorsheneva-Dolunts cho biết thêm rằng khi áp lực của phương Tây lên các tổ chức tài chính Trung Quốc ngày càng gia tăng, ngay cả việc vận chuyển một số sản phẩm không nằm trong danh sách trừng phạt cũng phải áp dụng cách này.
Giám đốc thương mại của Impaya Rus, ông Alexei Razumovsky, nói với Izvestia rằng mức chiết khấu hoa hồng do các đại lý trả cho khâu hậu cần cộng vào sẽ làm tăng chi phí cuối cùng, điều mà ông dự đoán sẽ dẫn đến việc giao thương Nga - Trung trở nên hạn chế hơn.
Ông Razumovsky cho biết thêm rằng việc tìm ra những cách thức tốt hơn để vận chuyển những hàng hóa này sẽ mất thời gian, do đó hai bên ưu tiên chuyển hàng qua các quốc gia có quan hệ tốt với Nga trong thời điểm hiện tại.
Vào tháng 6, tổ chức nghiên cứu Mỹ The Atlantic Council đã chỉ ra dữ liệu của Cơ quan Thương mại Liên hợp quốc và chính phủ Trung Quốc cho thấy số lượng xe Trung Quốc đến Kyrgyzstan tăng đột biến từ năm 2021 đến năm 2023, một xu hướng cũng được ghi nhận ở một số quốc gia Trung Á khác.
Điều này cho thấy một phần trong số các lô hàng này đã đến Nga. Bài viết của The Atlantic Council lập luận rằng "Kyrgyzstan sẽ không chi 1/4 tổng sản phẩm quốc nội cho việc nhập khẩu ô tô từ một quốc gia duy nhất."
Nga tiếp nhận các lô hàng liên quan đến xe cộ của Trung Quốc cả trực tiếp và gián tiếp thông qua các chuyến trung chuyển từ các nước thứ ba. Ngoài ra, Kazakhstan báo cáo đã nhập khẩu gần 7,8 tỷ USD ô tô từ mọi nguồn vào năm 2023, cao hơn gấp đôi so với lượng nhập khẩu vào năm 2021.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu liên quan đến xe cộ của Trung Quốc được cho là hướng đến Trung Á, trên thực tế lại hướng đến Nga.
Nền kinh tế bị cô lập hơn của Nga phụ thuộc rất nhiều vào thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và vào việc Trung Quốc mua dầu và khí đốt tự nhiên của Nga với giá ưu đãi. Kim ngạch thương mại giữa hai nước láng giềng đã tăng lên mức cao kỷ lục là 240 tỷ USD vào năm 2023.
Kể từ đầu năm tới nay, hoạt động thương mại của Trung Quốc với Nga được cho là không ổn định do các vấn đề thanh toán. Xuất khẩu bằng đồng nhân dân tệ sang Nga đã giảm 3 % sau khi tăng nhẹ vào tháng 5 và tháng 6.
Dự án 'cứu cánh' của Nga có nguy cơ đổ bể
- Điểm tên 4 doanh nghiệp được quản trị tốt nhất năm 2024 20/08/2024 03:14
- Tỷ phú Elon Musk tuyên bố ‘sẵn sàng phục vụ’ ông Trump 21/08/2024 09:30
- Nga thanh trừng loạt quan chức quốc phòng do vấn nạn tham nhũng 20/08/2024 04:31
Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.