'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Là một trong những ngân hàng công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 sớm nhất, SeABank cho biết sau nửa đầu năm, ngân hàng đã ghi nhận 5.029 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 157% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, ngoài tăng trưởng ở mảng cho vay, nhà băng này còn ghi nhận tăng trưởng cao ở các khoản thu ngoài lãi, mang về 1.736 tỷ đồng, cao hơn 226% so với cùng kỳ.
Kết quả kể trên giúp SeABank thu về khoản lợi nhuận trước thuế 2.806 tỷ đồng sau nửa năm, tăng tới 180% so với cùng kỳ.
Tương tự, báo cáo kết quả kinh doanh của TPBank cũng cho biết nhà băng này đã thu về 3.788 tỷ đồng lợi nhuận sau nửa đầu năm nay, tăng gần 26% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận riêng quý II của ngân hàng đã tăng 34%, đạt gần 2.200 tỷ.
Dù chưa công bố kết quả kinh doanh chính thức nhưng theo ước tính của ban lãnh đạo Eximbank, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay của ngân hàng có thể đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, tăng tương ứng 170% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tính riêng quý II, Eximbank dự báo lợi nhuận trước thuế sẽ tăng gấp 3 lần.
Lãnh đạo Vietcombank cho biết đến cuối tháng 5, lợi nhuận trước thuế ngân hàng thu về được đã tăng 30% so với cùng kỳ. Trong đó, cơ sở để ngân hàng đưa ra mức dự báo này là nhờ nhu cầu tín dụng tăng mạnh từ đầu năm, trong khi huy động tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng rất tích cực.
Thực tế, nhiều tổ chức phân tích cũng đã đưa ra dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng quý II và 6 tháng đầu năm với triển vọng tích cực. Trong đó, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết lợi nhuận ròng của 27 ngân hàng niêm yết đã tăng gần 32% trong quý đầu năm và sẽ còn tăng mạnh trong quý II này.
Trong đó, nguyên nhân chính giúp lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng tốt là nhờ nền kinh tế khởi sắc, sự phục hồi sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, kéo theo nhu cầu tín dụng tăng mạnh.
Bên cạnh đó, VNDirect đánh giá mặt bằng lãi suất huy động tăng nhưng vẫn ở mức thấp đã giúp các ngân hàng vừa thu hút được lượng lớn tiền gửi của người dân vừa cải thiện được chi phí vốn, từ đó cải thiện biên lãi ròng (NIM) trong quý II và nửa đầu năm.
Tương tự, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Yuanta cũng dự báo lợi nhuận sau thuế của 27 ngân hàng niêm yết quý II có thể tăng 36% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, động lực cho mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần (lãi từ hoạt động tín dụng) dự báo tăng 14% trong quý.
Theo các chuyên gia phân tích, sở dĩ các ngân hàng có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận quý II và nửa đầu năm nay ở mức cao là nhờ tăng trưởng tích cực ở chỉ tiêu tín dụng. Theo đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết đến cuối quý II, dư nợ tín dụng toàn ngành đã tăng 9,35%, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,44% cùng kỳ năm 2021.
Nếu tính theo số tuyệt đối, trong nửa đầu năm nay, các ngân hàng đã bơm ra thị trường hơn 976.000 tỷ đồng qua kênh cho vay, cao hơn nhiều con số hơn 592.000 tỷ của cùng kỳ năm trước.
Bất chấp triển vọng lợi nhuận quý II tăng trưởng cao, các ngân hàng đang phải tích cực tính phương án cho kinh doanh trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt trong bối cảnh dư nợ tín dụng tại nhiều ngân hàng đã gần cạn.
Mới đây, các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV, MBBank… đã đồng loạt xin NHNN nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm nay. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là các ngân hàng đã tăng trưởng gần chạm trần tín dụng NHNN cho phép chỉ sau nửa năm.
Đại diện Vietcombank cho biết năm nay, ngân hàng được cấp room tín dụng khoảng 10%, tuy nhiên, đến cuối tháng 5 mức tăng trưởng tại nhà băng này đã gần chạm trần cho phép. Trong khi đó, nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp vẫn tăng mạnh. Vì vậy, ngân hàng này đề xuất được nới room tín dụng để tiếp tục cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong nửa cuối năm.
Tương tự, đại diện BIDV cũng cho rằng với room tín dụng được giao năm nay, ngân hàng chắc chắn không đáp ứng được đủ nhu cầu vốn của khách hàng.
Đại diện MBBank cho hay năm 2022, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng này ở mức 15%, nhưng đến cuối tháng 3, tăng trưởng cho vay thực tế đã là 14,3%. Như vậy, nếu không được nới room tín dụng, trong nửa cuối năm ngân hàng sẽ không thể cho vay ra thị trường.
Tương tự, hàng loạt ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng cho vay ở mức cao chỉ sau quý đầu năm như VPBank tăng 10,3%; HDBank tăng 10,8%; SCB tăng 9,7%; SeABank tăng 9,2%; MSB tăng 8,9%, Techcombank tăng 7,9%...
Trong bối cảnh nhiều ngân hàng lớn khát room, NHNN cũng không thể thoải mái nới chỉ tiêu này vì còn phải kiểm soát lạm phát.
Ông Phạm Chí Quang, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ chính sách tiền tệ (NHNN), cho biết trong 3 năm gần nhất, số liệu thống kê của NHNN đều cho biết nhu cầu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng đều trên 20%, vượt xa khả năng quản trị rủi ro của chính các ngân hàng và khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế.
Vì vậy, nếu đáp ứng theo nhu cầu này, lượng tiền đổ vào nền kinh tế sẽ rất lớn, từ đó tạo áp lực lên lạm phát. Ngoài ra, việc để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng theo mong muốn, có thể tạo ra một cuộc đua lãi suất để huy động vốn trên thị trường. Điều này có thể khiến thị trường rơi vào vòng xoáy lãi suất huy động tăng, khiến lãi suất cho vay tăng và rủi ro nợ xấu tăng.
Các chuyên gia phân tích tại Chứng khoán SSI cho biết đến cuối tháng 6, trần tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vẫn chưa được nới khiến thanh khoản tiền Đồng dư thừa và đẩy lãi suất VNĐ trên thị trường liên ngân hàng xuống thấp. Điều này khiến chênh lệch lãi suất cho vay liên ngân hàng giữa VNĐ và USD bị nới rộng, làm tăng nhu cầu nắm giữ tiền USD trong hệ thống và tạo áp lực lên tỷ giá.
Do đó, SSI cho rằng NHNN sẽ nới room tín dụng cho các ngân hàng trong nửa cuối năm nay nhưng cơ quan quản lý sẽ thận trọng hơn trong việc điều hành chính sách này. Theo đó, hạn mức được cấp thêm có thể chỉ ở mức vừa phải, đi cùng với điều kiện ngân hàng phải hạn chế giải ngân với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Tính trong cả năm nay, SSI dự báo tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế có thể đạt 15-16%, cao hơn 1-2 điểm % so với kế hoạch của NHNN.
Tương tự, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo các ngân hàng có thể được cấp thêm room tín dụng từ đầu quý III. Tuy nhiên, các ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao và mô hình quản trị rủi ro tốt sẽ được cấp hạn mức cao hơn trong dài hạn như MBBank, Vietcombank, Techcombank, VPBank, ACB, TPBank…
Ngược lại, các ngân hàng có dư nợ cho vay bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nhiều sẽ bị hạn chế tăng trưởng tín dụng.
Chia sẻ tại hội nghị mới đây, Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết trong tháng 7 này, NHNN sẽ tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động ngành nửa đầu năm, khi đó, cơ quan quản lý sẽ quán triệt về vấn đề tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, quan điểm của NHNN vẫn là điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt với mục tiêu quan trọng nhất là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.