Luật sư Bùi Ngọc Sơn, người Việt hiếm hoi được phong hàm giáo sư Đại học Oxford

Quỳnh Anh - 22/08/2022 16:12 (GMT+7)

(VNF) - Thông tin ông Bùi Ngọc Sơn được Đại học Oxford (Anh) phong hàm giáo sư đã trở thành một trong những tin tức nổi bật gần đây trong ngành Luật Việt Nam nói riêng và với cả ngành giáo dục trong nước nói chung.

VNF
Luật sư Bùi Ngọc Sơn, người việt hiếm hoi được phong hàm giáo sư Đại học Oxford.

Được Đại học Oxford phong hàm Giáo sư

Ngày 18/8, trên trang web của trường Cao đẳng St Hugh’s thuộc Đại học Oxford cập nhập thông tin về việc phong hàm Giáo sư cho ông Bùi Ngọc Sơn, người hiện đang giữ cương vị Phó Giáo sư Luật châu Á tại Khoa Luật của Đại học Oxford và là Nghiên cứu viên của Trường Cao đẳng St Hugh’s. Đáng chú ý, mới hơn 1 năm trước, hồi tháng 7/2021, ông Sơn được bổ nhiệm làm Phó Giáo sư Luật Châu Á đầu tiên tại Đại học Oxford.

Ông Sơn là một trong những người Việt hiếm hoi được đại học danh giá hàng đầu thế giới phong hàm Giáo sư. Sự kiện đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên mạng xã hội cũng như trong ngành luật Việt Nam. Với hầu hết những người biết tới ông Sơn và những điều ông đã làm, đây là “trái ngọt” hoàn toàn xứng đáng cho nhiều năm cống hiến của vị giáo sư, đồng thời cho rằng sự kiện này là dấu mốc đặc biệt với ngành luật trong nước.

Giáo sư Bùi Ngọc Sơn có nhiều năm kinh nghiệm và luôn giữ lửa đam mê với chuyên ngành luật, đặc biệt là luật hiến pháp dưới góc nhìn phương Đông. Ông từng theo học đại học, thạc sĩ và giảng dạy tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó theo đuổi học vị Tiến sĩ và giảng dạy cả tại Hong Kong.

Thời kỳ ở Hong Kong, ông Sơn từng làm trợ lý Giáo sư tại Khoa Luật Đại học Luật Hong Kong Trung Quốc và là thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp lý châu Á của Khoa Luật Đại học Quốc gia Singapore.

Ông cũng từng tham gia các vị trí nghiên cứu tại các Trường Luật Harvard (Mỹ), Melbourne (Australia) và Thanh Hoa (Trung Quốc). Ngoài ra, ông còn làm cố vấn cho Tạp chí Luật Ấn Độ và là biên tập viên của Tạp chí Luật So sánh Châu Á.

Tâm huyết với ngành luật

Trong bài viết tự giới thiệu bản thân trên trang web của trường Đại học Oxford, Giáo sư Sơn cho biết bản thân ông đã yêu thích học tập và nghiên cứu từ thời kỳ còn ngồi trên ghế giảng đường. Thời kỳ học trung học, ông từng đọc nhiều về triết học cũng như lịch sử.

Giáo sư Bùi Ngọc Sơn.

“Sở thích nghiên cứu của tôi là luật so sánh và luật hiến pháp ở châu Á, đặc biệt là trong các khu vực pháp lý chịu ảnh hưởng của văn hóa xã hội chủ nghĩa và văn hóa Nho giáo. Điều này một phần là do xuất thân của tôi: Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa và có truyền thống Nho giáo”, trích lời tự thuật của ông Bùi Ngọc Sơn trên trang web của Đại học Oxford.

Năm 2013, ông Sơn tốt nghiệp Tiến sĩ tại Hong Kong với luận án về ‘Nho giáo và chủ nghĩa hợp hiến ở Việt Nam’, dưới sự giám sát của Giáo sư Albert Chen và Giáo sư Luật Hiến pháp Cheng Chan Lan Yue. Sau khi tốt nghiệp, ông Sơn đã xuất bản cuốn sách dựa trên công trình nghiên cứu tiến sĩ của riêng mình có tựa đề ‘Chủ nghĩa hợp hiến Nho giáo ở Đông Á’ vào năm 2016.

Hơn một thập kỷ gắn bó với việc nghiên cứu và giảng dạy luật hiến pháp cũng như so sánh hiến pháp tại châu Á và các quốc gia xã hội chủ nghĩa, tại Oxford, Giáo sư Bùi Ngọc Sơn vẫn tiếp tục với niềm đam mê luật của mình.

“Mối quan tâm nghiên cứu chung của tôi bao gồm luật hiến pháp châu Á; truyền thống Pháp luật Châu Á và Luật học châu Á. Tôi sẽ dạy khóa học Chủ nghĩa hợp hiến ở châu Á và khóa học Luật Hiến pháp vào năm 2022-2023”, ông Sơn giới thiệu ngắn gọn về công việc tại Đại học Oxford.

Đồng thời, thông qua việc giảng dạy, ông đã giúp các thế hệ học sinh của mình, dù không cùng hệ tư tưởng và thể chế xã hội, được hiểu biết về hiến pháp của những quốc gia xã hội chủ nghĩa, bao gồm cả Việt Nam.

Những công trình nghiên cứu giá trị

Sau nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy, đến nay, Giáo sư Bùi Ngọc Sơn đã xuất bản 2 đầu sách, bao gồm cuốn ‘Chủ nghĩa hợp hiến Nho giáo ở Đông Á’ xuất bản năm 2016 bởi NXB Routledge và cuốn ‘Thay đổi hiến pháp trong thế giới xã hội chủ nghĩa đương đại’, do Nhà xuất bản Đại học Oxford cho ra mắt năm 2020.

Ông Sơn cũng có hơn 30 bài báo đã xuất bản trên Tạp chí Luật So sánh Mỹ, Tạp chí Luật Hiến pháp Quốc tế, Tạp chí Luật Quốc tế Cornell, Tạp chí Luật pháp và Chính trị Quốc tế NYU, Tạp chí Luật Illinois và nhiều tạp chí khác.

Một số bài viết nổi bật của ông gồm có ‘Chủ nghĩa hợp hiến toàn cầu: Viễn cảnh Châu Á - Thái Bình Dương’, xuất bản năm 2021 trên tạp chí Chủ nghĩa hợp hiến toàn cầu; bài viết ‘Các phong trào xã hội và chủ nghĩa hợp hiến ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan’ trên Tạp chí Luật So sánh Châu Á (2019) và ‘Bối cảnh quá trình xây dựng hiến pháp toàn cầu: Trường hợp của Việt Nam năm 2016 trên Tạp chí Luật So sánh Mỹ.

Xem thêm >> Thiếu tướng Phạm Trường Sơn làm Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.