Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong phần đối đáp diễn ra sáng 15/1, Kiểm sát viên nhận định bị cáo Đinh La Thăng (cựu chủ tịch HĐTV PVN) đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong việc chỉ định thầu đối với PVC và có lợi ích nhóm trong việc bổ nhiệm, tạm ứng tiền cho Trịnh Xuân Thanh.
Tuy nhiên, tranh luận trong phiên xét xử chiều 15/1, luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng nhận định này là không có căn cứ. Theo ông Thiệp, Viện Kiểm sát đã thiếu thuyết phục khi dẫn chứng rằng ông Vũ Đức Thuận (cựu tổng giám đốc PVC), Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT PVC) do ông Thăng cất nhắc nên có ưu ái, chỉ định thầu và vì thế có lợi ích nhóm...
Ông Thiệp cho rằng Viện Kiểm sát đã "cẩn trọng" trong việc đối đáp vào sáng nay nhưng chỉ tranh luận được "về mặt hình thức". Còn "nội dung tranh luận thể hiện việc quy kết, suy đoán, thiếu căn cứ và vi phạm nguyên tắc cá thể hóa", ông Thiệp nói.
Cũng theo vị luật sư này, có sự lẫn lộn trong việc Viện Kiểm sát áp dụng bộ luật để tính thiệt hại trong việc sử dụng sai mục đích 1.115 tỷ đồng tạm ứng cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 bởi "ở đây không phải tranh chấp xảy ra" mà là "đánh giá thiệt hại dựa trên hành vi phạm tội hình sự".
Ngoài ra, luật sư Thiệp nói trong vụ án này có việc áp dụng "tư duy lạc hậu" khi đánh giá bởi không nhất nhất việc gì cũng cần ông chủ tịch HĐQT, ông tổng giám đốc phải biết và chỉ đạo sát sao.
Bên cạnh đó, luật sư Thiệp cũng yêu cầu cần được "xác minh ngay" lời khai của ông Nguyễn Xuân Sơn (cựu phó tổng giám đốc PVN) về việc bị ông Thăng gọi vào phòng mắng ép phải chi tiền tạm ứng cho PVC, để tránh việc có thể ông Sơn nhớ đâu đó mà khai.
Liên quan đến đến việc chỉ định thầu PVC tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng vốn đầu tư hơn 1,7 tỷ USD, luật sư Đào Hữu Đăng (là một trong ba người bào chữa cho ông Thăng) cho rằng, Viện Kiểm sát dành nhiều thời gian để chứng minh PVC không đủ năng lực để làm tổng thầu dự án này, song lại chỉ dựa trên tiêu chí PVC chưa từng làm tổng thầu một dự án lớn như vậy.
"Nếu với quan điểm như vậy, có lẽ đã không có cầu Chương Dương vì trước khi xây cầu không có ai đủ năng lực cả, cũng không thể đưa Việt Nam vào hàng một số nước làm được giàn khoan nổi, cũng không có nhà máy thủy điện Sơn La hay Lai Châu…", luật sư Đăng nói.
Theo luật sư Đăng, nếu không giao cho doanh nghiệp Việt Nam những dự án lớn thì họ chỉ mãi mãi làm những dự án nhỏ, là những nhà thầu phụ. "Giữa quan điểm bất biến và quan điểm phát triển thì cái nào quan trọng hơn?", ông Đăng đặt câu hỏi.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.