Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
TPO - Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại, Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên tiếp có những đề xuất được giải cứu với cam kết dùng các bất động sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng để đảm bảo cho các khoản vay, trả nợ.
Đề xuất ‘xin được giải cứu’
Theo thông tin của Tiền Phong có được, tình trạng khó khăn của Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil xuất hiện cùng thời điểm dịch COVID-19 xuất hiện khiến thị trường bất động sản lao dốc.
Năm 2022, Công ty Xuyên Việt Oil gây chú ý của dư luận khi liên tục được nhắc đến trong các văn bản kiến nghị về việc không được hải quan giải quyết nhập khẩu xăng, dầu vì công ty chậm nộp thuế, số thuế cưỡng chế lên tới trên 684 tỷ đồng. Do nợ thuế lớn, Cục Thuế TPHCM cũng có văn bản đề nghị hải quan tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Xuyên Việt Oil theo quy định tại Nghị định 126/2020.
Số liệu của Cục Thuế TPHCM cũng cho thấy, tính đến hết ngày 30/6/2023, Công ty Xuyên Việt Oil nợ tổng cộng 1.531 tỷ đồng tiền thuế. Đặc biệt, số tiền Quỹ Bình ổn xăng dầu hình thành tại doanh nghiệp này cũng là con số rất lớn, lên tới hàng trăm tỷ đồng. Cũng theo số liệu của cơ quan thuế, Xuyên Việt Oil là doanh nghiệp đứng đầu danh sách nợ thuế với 1.529 tỷ đồng và nhiều lần bị cơ quan thuế nhắc nhở, bêu tên.
Liên quan đến những khó khăn trong việc kinh doanh, đáng chú ý là khoảng 1 tháng trước ngày bị bắt tạm giam, bà Mai Thị Hồng Hạnh ký văn bản số 01/2023AVO gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục thuế, Cục thuế TPHCM và lãnh đạo Thành ủy, UBND TPHCM kiến nghị loạt vấn đề.
Trong văn bản gửi đi, bà Hạnh cho biết sau 18 năm hình thành và phát triển, Công ty Xuyên Việt Oil có hệ thống 60 cửa hàng xăng dầu tại TPHCM với gần 1.000 cán bộ, công nhân viên, cộng tác viên và đối tác đồng hành.
Các số liệu của Xuyên Việt Oil đưa ra cho thấy, trong 3 năm rưỡi (từ 2019 đến hết 6 tháng đầu năm 2022) công ty đạt tổng doanh thu 55.300 tỷ đồng. Tổng số thuế nộp vào ngân sách lên tới 14.535 tỷ đồng. Dù gặp khó khăn trong năm 2021, công ty vẫn đạt doanh thu trên 23.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% thị phần thị phần xăng dầu TPHCM.
Cùng với nêu những đóng góp, Xuyên Việt Oil cũng cho biết tình trạng đứt gãy nguồn cung xăng dầu tại TPHCM năm 2022 và sự thay đổi đột ngột chính sách tín dụng của ngân hàng khiến công ty không cân đối kịp nguồn tài chính để nộp các khoản thuế tới hạn theo quy định. Vì vậy, công ty đã phải tạm hoãn nhập khẩu xăng dầu do chịu các biện pháp xử lý nợ thuế.
“Tổng cục thuế, Cục thuế TPHCM cho phép công ty được gia hạn nộp thuế chia nhỏ từng lần và tạm dừng các hình thức xử lý do nợ thuế để công ty hoạt động nhập khẩu trở lại, đảm bảo nguồn cung xăng dầu. Công ty cam kết nộp đủ các khoản thuế sau khi được gỡ bỏ các chế tài”, lãnh đạo Xuyên Việt Oil cam kết.
Bà Hạnh cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo nới lỏng tín dụng cho vay, cơ cấu lại nhóm nợ cho doanh nghiệp đồng thời xin được gia hạn, giãn nộp khoản nợ thuế đang thiếu trong thời gian từ 6 tháng đến 2 năm.
“Nếu áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế, hình sự hoá, rút giấy phép kinh doanh… trong giai đoạn khó khăn hiện nay, sẽ tác động rất lớn theo chiều hướng tiêu cực, triệt tiêu nỗ lực phát triển thị trường, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ sụp đổ do khó khăn về tài chính, về dòng tiền luân chuyển”, bà Hạnh kiến nghị.
Thời điểm đó, trao đổi với PV Tiền Phong về tình hình tài chính của doanh nghiệp, bà Hạnh thừa nhận Xuyên Việt Oil gặp khó khăn lớn về dòng tiền. Tuy nhiên, bà Hạnh cho biết đây chỉ là những khó khăn trước mắt so với quy mô của doanh nghiệp tỷ USD như Xuyên Việt Oil. Nếu được tháo gỡ gia hạn thời gian nộp thuế, công ty sẽ vượt qua được khó khăn. Lãnh đạo Xuyên Việt Oil cũng tiết lộ, dòng tiền bị ảnh hưởng do doanh nghiệp đang kẹt vốn trong bất động sản.
Việc nợ thuế, theo bà Hạnh không phải là quá lớn nếu nhìn vào số tài sản là bất động sản mà công ty đang sở hữu. Theo đó, Xuyên Việt Oil cam kết sẵn sàng bàn giao số tài sản là bất động sản trị giá 5.000 tỷ đồng là các dự án trung tâm đắc địa nhất TPHCM để cấn trừ công nợ, hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng đầy đủ tiền gốc và lãi vào Quỹ Bình ổn giá xăng dầu của Bộ Tài chính theo quy định.
Nói về kế hoạch thoát khỏi khó khăn, bà Hạnh cũng cho biết, đã có kế hoạch dùng số bất động sản giá trị hàng nghìn tỷ đồng mà công ty đang sở hữu để làm tài sản thế chấp vay tiền ở 2 trong số 4 ngân hàng thuộc nhóm Big4 nhưng không được ngân hàng chấp thuận cấp tín dụng.
Liên tục âm vốn dù được vay những khoản nghìn tỷ
Theo thông tin của Tiền Phong, từ cuối năm 2021, tình hình kinh doanh của Xuyên Việt Oil bắt đầu có những biến động lớn dù đây là năm công ty có mức doanh thu tăng đột biến lên tới 22.500 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2020 (11.000 tỷ đồng). Đây cũng là năm doanh nghiệp này đã xuất hoá đơn bán hàng với số lượng bán khủng khiếp, lên tới hơn 1,7 tỷ lít xăng dầu.
Năm 2022, khi thị trường xăng dầu diễn ra tình trạng đứt gãy nguồn cung, giá xăng dầu thế giới liên tục biến động, Xuyên Việt Oil đối diện tình trạng thiếu vốn khá nặng nề, thua lỗ triền miên, bị âm vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán và trả nợ ở mức báo động
Tuy nhiên, việc Xuyên Việt Oil ký được hợp đồng tín dụng số 02/2022/7191166/SĐBS với một ngân hàng lớn có chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa để vay số tiền trị giá 2.000 tỷ đồng hồi tháng 9/2022 đã giúp công ty của bà Mai Thị Hồng Hạnh thoát khỏi khó khăn rất lớn về dòng tiền và tạm đảm bảo được nguồn cung theo hạn mức phân giao của Bộ Công Thương.
Để vay được số tiền trên, Xuyên Việt Oil đã dùng tài sản đảm bảo là toàn bộ lợi ích thu được từ việc khai thác giá trị công trình xây dựng trên đất đối với các thửa đất tại Ấp 4 xã Tóc Tiên, thị trấn Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và trạm xăng dầu trên đất. Trước đó, ngày 27/4/2022, Xuyên Việt Oil và chi nhánh ngân hàng này cũng ký hợp đồng số 04/2022/7191166/HĐBĐ trị giá 2.000 tỷ đồng với tài sản cầm cố là số dư tiền gửi và khoản tiền lãi của bên cầm cố theo các hợp đồng tiền gửi.
Dù liên tục vay được những khoản tiền lớn nhưng Xuyên Việt Oil vẫn chưa hết khó khăn. Đến ngày 18/10/2022, sau nhiều lần kiến nghị, Bộ Công Thương đã có văn bản số 6435 gửi Ngân hàng Nhà nước về việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Trong văn bản gửi đi, Bộ Công Thương cho biết, một số doanh nghiệp xăng dầu đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng do không đủ hạn mức tín dụng và nguồn ngoại tệ. Xuyên Việt Oil là một trong số 16 đầu mối được Bộ Công Thương kiến nghị ngân hàng tạo điều kiện nâng hạn mức tín dụng, vay vốn và ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu đảm bảo nguồn cung trong nước.
Theo văn bản này, có 4 ngân hàng được đề nghị hỗ trợ nâng hạn mức tín dụng cho vay cho Xuyên Việt Oil. Đây là những ngân hàng có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp này và đã cho vay hơn 2.000 tỷ đồng. Công ty Xuyên Việt Oil cũng đề nghị các ngân hàng gỡ bỏ các hình thức xử lý bằng biện pháp hành chính do nợ thuế và tạo điều kiện cho công ty được hoạt động liên tục để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước.
Ngày 11/8, Xuyên Việt Oil bị Bộ trưởng Công Thương ký quyết định thu hồi giấy phép xuất, nhập khẩu xăng dầu, cấp ngày 19/11/2021 và có hiệu lực tới tháng 11/2026.Sau khi bị rút giấy phép, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu doanh nghiệp này gửi bản chính giấy phép kinh doanh về Bộ Công Thương và chuyển nộp toàn bộ số tiền Quỹ bình ổn xăng dầu vào ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp cũng phải gửi bản sao chứng từ chuyển nộp tiền về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.