Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Liên quan tới việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) đang nhận được sự quan tâm lớn từ phía dư luận, khi đề xuất gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) của Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) chưa mang tính khả thi cao. Từ thiết kế nhà ga, quỹ đất, công suất, đến tiến độ thực hiện đều bất cập so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì tại buổi tọa đàm trực tuyến "Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất"
VietnamFinance đã có một số câu hỏi gửi tới Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ để làm rõ hơn tại buổi tọa đàm trực tuyến "Cách nào đẩy nhanh tiến độ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất" tổ chức chiều ngày (19/3).
Trước đây dự án lưỡng dụng nhà ga T3 đã được Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa phê duyệt rồi, đủ tiền xây dựng rồi, vậy tại sao Bộ GTVT đến nay không thấy nhắc đến nữa?
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, việc đầu tư nhà ga lưỡng dụng là do Bộ Quốc Phòng quyết định chứ không phải là Bộ GTVT quyết định.
Trả lời về vấn đề này, ông Lại Xuân Thanh (Chủ tịch HĐQT, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) cho rằng, xuất phát điểm đầu tiên về nhà ga hàng không lưỡng dụng là ở Bộ quốc phòng (QP). Đồng thời Bộ QP cũng muốn có một nhà ga của quân sự tại đó.
Nhà ga quân sự không nằm trong quy hoạch của Bộ GTVT, thế nhưng Bộ quốc phòng muốn có nhà ga quân sự nhưng có thể dùng chung với dân dụng. Lúc đó chưa có kế hoạch và quy hoạch để xây dựng nhà ga T3.
Trong điều kiện đó, nhà ga quân sự có thể cho phép sử dụng dân sự, giống như Bộ Quốc phòng đã cho phép sử dụng cả căn cứ quân sự là sân bay Tân Sơn Nhất cho việc khai thác dân dụng. Nhà ga này cũng thế. Và khi đó nhà ga quân sự có thể cho phép sử dụng dân sự, giống như Bộ quốc phòng đã cho phép căn cứ sân bay Thọ Xuân cho việc khai thác dân dụng.
Do đó, khi quy hoạch không thể "bó" sân bay Tân Sơn Nhất trong công suất 25 triệu hành khách như trước đây, mà phải nâng lên 50 triệu hành khách thì xuất hiện nhà ga T3. Khi xuất hiện nhà ga T3 thì Bộ Quốc phòng viết trong quy hoạch là nhà ga quân sự.
Do đó, mục tiêu ban đầu của Bộ Quốc phòng vẫn đang được giữ nguyên chứ không ai xoá bỏ. Tuy nhiên, nhà ga quân sự đó trước đây mong muốn là dùng cho cả dân dụng nhưng bây giờ thấy rằng đã có hẳn 1 nhà ga T3 (25 triệu hành khách) hoàn toàn đáp ứng được quy hoạch về dân dụng là 50 triệu hành khách.
Trong đồ án quy hoạch vẫn có vị trí là nhà ga quân sự.
Việc “thu nhỏ” nhà ga hành khách T3 cả về quỹ đất và diện tích sàn xây dựng về khu đất chỉ rộng khoảng 16ha liệu có đủ để xây dựng nhà ga 20 triệu hành khách hay sẽ tạo ra một “điểm đen” mới về ùn tắc cho hàng không?
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho hay trước đây, Bộ GTVT đã có phương án là tách con số 20 triệu hành khách chia đều cho mỗi nhà ga, như vậy mỗi nhà ga T1 và T2 là 10 triệu hành khách.
Tuy nhiên, khi trình bày phương án đó lên Thường trực Chính phủ để họp bàn thì có đưa ra ý kiến là nên đưa về cùng một mặt bằng tuyến tính.
“Tuyến tính ở đây có nghĩa là đầu tư mang tính chất là phân khúc, không phải là hoàn chỉnh, nên vẫn lồng ghép vào vấn đề cả 1 phần đất quân sự”, Thứ trưởng Thọ cho biết.
Phần đất trước đây đã giao, giờ đây quốc phòng giao lại cho Bộ GTVT để tư vấn, nghiên cứu. Trước đây, phía tư vấn đề nghị là khoảng 20ha nhưng tính toán và rút lại khoảng 12ha. Và 12ha này phù hợp với các tiêu chuẩn, do đó xác định T3 chính là 1 nhà ga nội thị. Nên thiết kế như vậy là phù hợp.
Giả sử không nhất thiết là 16,37ha mà lên tới 20ha, thì khi đó phải báo cáo lại Bộ Quốc phòng để xin tiếp, để thiết kế sao cho phù hợp với nhà ga 20 triệu hành khách đó.
“Do việc tính toán quý đất hơn 16ha là vừa đủ và phù hợp với quy hoạch nên không thêm nữa”, Thứ trưởng Thọ nói.
Có ý kiến cho rằng việc Bộ GTVT giao ACV làm nhà đầu tư dự án nhà ga T3 là trái với ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ?
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, Thủ tướng Chính phủ chưa đưa ra kết luận sẽ giao cho đơn vị nào thi công. Hiện Bộ GTVT đang có kiến nghị là giao cho ACV làm nhà đầu tư, còn Thủ tướng quyết hay không quyết là thuộc thẩm quyền của Thủ tướng.
Liên quan tới câu hỏi này, ông Lại Xuân Thanh khẳng định: “Chưa bao giờ Thủ tướng Chính Phủ chỉ đạo là không được giao cho ACV”.
Xem thêm: Thủ tướng đồng ý dùng ngân sách 'giải cứu' cao tốc BOT Trung Lương - Mỹ Thuận
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.