Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hỏa tốc số 2638/TCHQ-GSQL phát đi chiều tối nay 24/4 gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Hiệp hội lương thực Việt Nam; các doanh nghiệp xuất khẩu gạo; Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Theo văn bản này, Tổng cục Hải quan cho biết đã thiết lập hệ thống VNACCS/VCIS để các doanh nghiệp thực hiện đăng ký tờ khai hải quan từ 0 giờ 00 phút ngày 25/4 đến hết ngày 30/4/2020 đối với các lô hàng gạo đã đưa vào cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa được đăng ký tờ khai hải quan.
Cũng tại văn bản này, các doanh nghiệp thuộc danh sách được Tổng cục Hải quan rà soát, xác minh thực hiện việc đăng ký tờ khai hải quan với số lượng gạo không được vượt quá số lượng gạo thực tế đã đưa vào cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế có văn bản xác nhận của doanh nghiệp kinh doanh cảng.
Trong đó cần nêu rõ số lượng gạo đã đưa vào trước ngày 24/3/2020, còn lưu giữ tại cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế, chi cục hải quan xác nhận và lưu hồ sơ hải quan.
Trường hợp doanh nghiệp có lô hàng gạo đang lưu giữ tại các cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế từ trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa được tổng hợp trong danh sách tại phục lục kèm công văn này (chi tiết bảng dưới) thì gửi thông tin chi tiết về Tổng cục Hải quan kèm xác nhận của cơ quan hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng để được cập nhật vào hệ thống.
Đối với các tờ khai hải quan đã được đăng ký (theo danh sách đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan) trong hạn ngạch 400.000 tấn nhưng quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, doanh nghiệp không xuất trình hàng hóa để cơ quan Hải quan kiểm tra, Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hủy tờ khai theo quy định tại Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC và báo cáo về Tổng cục Hải quan trước 9 giờ 00 phút ngày 27/4/2020.
Cũng tại văn bản này, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong trường hợp đến thời điểm nêu trên, Tổng cục Hải quan không nhận được báo cáo các tờ khai hủy trên hệ thống.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, trên cơ sở số lượng hàng hóa của tờ khai hủy, tổng cục sẽ hồi lại hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 4/2020, thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử hải quan và thiết lập trên Hệ thống VNACCS/VCIS để các doanh nghiệp tiếp tục đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu từ 0 giờ 00 phút ngày 28/4/2020 theo các nguyên tắc quản lý hạn ngạch quy định tại Điều 2 Quyết định 1106/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương.
Theo cập nhật trên website của Tổng cục Hải quan, tới 21 giờ ngày 24/4, đã có 153.077,59 tấn gạo trong hạn ngạch 400.000 tấn được xuất khẩu.
Hướng dẫn trong văn bản này của Tổng cục Hải quan dựa trên cơ sở ý kiến của Bộ Công thương tại công văn 2916/BCT-XNK ngày 24/4/2020 trả lời công văn số 5005/BTC-TCHQ ngày 23/4/2020 về việc xử lý đối với các lô hàng gạo đã đưa vào cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa được đăng ký tờ khai hải quan theo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng.
Danh sách doanh nghiệp và số lượng gạo đã tập kết tại khu vực cảng biển, cửa khẩu trước ngày 24/3/2020 theo báo cáo của Tổng cục Hải quan:
Xem thêm: Vụ xuất khẩu gạo: Bộ Công Thương ‘phản đòn’ Bộ Tài chính
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.