Một số quốc gia thành viên mong muốn EU nới lỏng các lệnh trừng phạt Nga

Nam Vu - 09/12/2022 08:58 (GMT+7)

(VNF) - Các quốc gia thành viên hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) đã kêu gọi Brussels sửa đổi các biện pháp trừng phạt đối với Moscow nhằm tạo điền kiện cho việc cung cấp ngũ cốc và phân bón của Nga.

VNF
Một số quốc gia thành viên mong muốn EU nới lỏng các lệnh trừng phạt Nga.

Theo một báo cáo của EU, Đức, Pháp và Hà Lan nằm trong số các quốc gia thúc giục Ủy ban châu Âu thay đổi các giới hạn trừng phạt Nga. Họ lập luận rằng các quy tắc hiện hành đang trì hoãn các chuyến hàng quan trọng đến các nước nghèo.

Báo cáo chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt thực sự cản trở thương mại thực phẩm và phân bón. Các lô hàng bị kẹt ở các cảng châu Âu vì các công ty lo lắng về việc tham gia giao dịch với các công ty Nga.

Báo cáo cũng cho thấy rằng các tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, nhà vận chuyển và nhà bán buôn không muốn giao dịch xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga, đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Theo đó, việc EU quá khắt khe đối với các giao dịch nông nghiệp Nga so với Mỹ và Anh “có vẻ mâu thuẫn với chính sách chung của EU về an ninh lương thực”. 

Được biết, các quốc gia thành viên muốn sử dụng gói trừng phạt chống Nga thứ 9 theo kế hoạch, như một cơ hội để sửa đổi giải quyết vấn đề cung cấp thực phẩm và phân bón.

Theo Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, gói trừng phạt thứ 9 bao gồm việc bổ sung gần 200 cá nhân và thực thể vào danh sách, trong đó có các lực lượng vũ trang, công ty công nghiệp quốc phòng và 3 ngân hàng của Nga.

Đồng thời, EC cũng đề xuất tiếp tục có những quy định kiểm soát và hạn chế xuất khẩu khác đối với Nga, đặc biệt đối với các hàng hóa như hóa chất chính, chất độc thần kinh, linh kiện điện tử và công nghệ thông tin

Bên cạnh đó, EC muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế tiếp theo đối với lĩnh vực khai khoáng và năng lượng của Nga, trong đó có lệnh cấm đầu tư khai khoáng mới ở Nga.

Bà Leyen khẳng định rằng loạt biện pháp trừng phạt mạnh tay nhằm thể hiện quan điểm cứng rắn của EU nhằm "gia tăng áp lực đối với Nga".

Xem thêm >> Dự án đường ống dẫn năng lượng Nga-Trung đạt cột mốc quan trọng

Theo Ruptly
Cùng chuyên mục
Tin khác