Mùa đông đến, người Trung Quốc lo lắng vì khủng hoảng năng lượng

Hồng Ngọc - 18/10/2021 08:00 (GMT+7)

Tình trạng thiếu điện của Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và việc sản xuất ở nước này, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng vọt vào mùa đông.

VNF
Mùa đông đến, người Trung Quốc lo lắng vì khủng hoảng năng lượng

Giữa tuần qua, Trung Quốc công bố một đợt khai thác than cao điểm để sản xuất điện, bất chấp những cam kết về hạn chế khí nhà kính trước đó của Bắc Kinh. Nguyên nhân do tình trạng thiếu điện đang ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất khác.

Một lò bánh mì không có đủ điện đáp ứng hết công suất nướng bánh.

Một nhà cung cấp hóa chất cho một số nhà sản xuất sơn lớn trên thế giới đã thông báo cắt giảm sản lượng.

Một thành phố cảng thay đổi quy tắc phân bổ lượng điện cho các nhà sản xuất 4 lần trong một ngày.

Theo New York Times, tình trạng thiếu điện đang ảnh hưởng đến khắp các nhà máy và ngành công nghiệp của Trung Quốc - nơi được mệnh danh là công xưởng của thế giới.

Các mỏ khai thác từng bị đóng cửa đã được yêu cầu mở lại. Một số nhà máy nhiệt điện tạm đóng để sửa chữa cũng sẽ được hoạt động lại. Chính sách ưu đãi thuế đang được soạn thảo cho các nhà máy nhiệt điện. Các nhà quản lý còn yêu cầu ngân hàng mở thêm nhiều khoản vay cho ngành than.

Zhao Chenxin, Tổng thư ký Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia - cơ quan lập kế hoạch kinh tế của Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tăng sản lượng và cung cấp than”.

Cuộc khủng hoảng điện đang để lộ hàng loạt khó khăn mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phải đối mặt, cũng như những điểm yếu trong chiến lược của đất nước.

Hy sinh sản xuất để sưởi ấm

Trung Quốc được xem là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, chủ yếu là do lượng tiêu thụ than đá nhiều.

Nền kinh tế này chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như thép, xi măng và hóa chất để tăng trưởng. Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát giá điện trong nhiều năm của chính phủ khiến các ngành công nghiệp khác chậm tăng trưởng.

Khi mùa đông đến, nhu cầu sưởi ấm tăng cao cũng làm tăng lượng than tiêu thụ. Bắc Kinh phải đối mặt với việc cho phép các nhà máy này tiếp tục hoạt động hết công suất để sản xuất thêm điện, qua đó bảo đảm không làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa.

Hiện tại, những lo lắng của Trung Quốc tập trung vào mùa đông tới đây.

Trong đợt rét đậm rét hại vào tháng 12 năm ngoái, một số thành phố thiếu than để sản xuất điện, còn hoạt động của các nhà máy bị cắt giảm. Đèn đường và thang máy cũng như hệ thống sưởi cho các văn phòng bị hạn chế. Những vấn đề này xuất hiện ngay cả khi các công ty dự trữ lượng than có thể sử được trong vài tuần.

Theo CQCoal, một công ty dữ liệu than của Trung Quốc, trong năm nay, các tỉnh lớn nhất nước này chỉ có đủ than dự trữ từ 9 đến 14 ngày.

Philip Andrews-Speed, chuyên gia về ngành năng lượng Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Lượng than dự trữ đang ở mức thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu. Họ đang hoang mang trong mùa đông”.

Chen Long, đồng sáng lập và đối tác của Plenum, một công ty nghiên cứu kinh tế và chính trị ở Bắc Kinh, cho biết: “Chính quyền phải hy sinh điều gì đó để đảm bảo các hộ gia đình sẽ có điện để dùng và sưởi ấm. Họ phải cắt giảm hoạt động của các ngành sử dụng nhiều năng lượng”.

Trung Quốc tiêu thụ nhiều than hơn tổng lượng tiêu thụ của phần còn lại của thế giới, và là nước sử dụng nhiều dầu thứ 2 toàn cầu, sau Mỹ.

Các thành viên hội đồng quản trị của Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc ngày 13/10 cho biết tình trạng thiếu điện trở nên tồi tệ hơn trong tuần này ở một số thành phố, nhưng dịu hơn ở những thành phố khác. Họ dự đoán các vấn đề về điện sẽ kéo dài đến tháng 3/2022.

Các nhà máy của Trung Quốc có nguy cơ ngừng hoạt động bất ngờ. Ma Jun, Giám đốc Viện Các vấn đề Công và Môi trường, một nhóm nghiên cứu và vận động ở Bắc Kinh, cho biết các nhà máy của Trung Quốc có xu hướng sử dụng nhiều hơn từ 10% đến 30% năng lượng so với các nhà máy ở phương Tây.

Tác động của việc thiếu điện vẫn đang thể hiện rõ. Các nhà máy lắp ráp ôtô ở phía đông bắc Trung Quốc đã được phép tiếp tục hoạt động, nhưng nhà máy sản xuất lốp xe gần như không mở cửa.

Những cơ sở sản xuất khác đang gặp khó bao gồm chuỗi cửa hàng bánh mì Toly Bread và Fujian Haiyuan Composites Technology - một nhà sản xuất hộp đựng pin cho ngành ôtô điện của Trung Quốc.

Việc mất điện cũng gây hại đến con người. Điều này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu các hộ gia đình bị mất điện trong mùa đông. Ít nhất 23 công nhân phải nhập viện ở phía đông bắc Trung Quốc vào cuối tháng trước vì ngộ độc khí carbon monoxide (CO) khi mất điện tại một nhà máy sản xuất hóa chất lớn.

Khó khăn trong chuyển đổi năng lượng xanh

Chính phủ đã và đang cố cải thiện tình trạng thiếu điện, như cho phép các công ty sản xuất điện tăng giá lên đến 20% đối với điện dùng trong công nghiệp và và thương mại, để các nhà sản xuất điện có thể mua nhiều than hơn.

Trên thực tế, Trung Quốc đã ngừng đầu tư vào ngành than từ năm 2016 do lo ngại về tính bền vững của ngành.

Vào cuối mùa hè, nhiều mỏ than bị đóng cửa để đánh giá an toàn. Lũ lụt vào mùa thu ở tỉnh Sơn Tây - trung tâm khai thác than lớn nhất của Trung Quốc - đã buộc ít nhất 10% các mỏ của tỉnh phải đóng cửa.

Với nhu cầu tăng cao sau đại dịch, giá than đã tăng vọt. Sản xuất thua lỗ, các nhà máy nhiệt điện chỉ có thể hoạt động khoảng 60% công suất.

Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng việc sử dụng các loại năng lượng khác từ khí tự nhiên, tấm pin Mặt Trời, tuabin gió và đập thủy điện, nhưng vẫn không có đủ điện để đáp ứng nhu cầu.

Ngay cả việc chuyển đổi sang năng lượng xanh cũng có thể tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể, vì nguồn cung điện eo hẹp của quốc gia này đã làm tăng chi phí sản xuất các tấm pin Mặt Trời.

Các quan chức Trung Quốc hy vọng sẽ thay thế một phần nhiệt điện sản xuất từ than bằng năng lượng Mặt Trời. Tuy nhiên, quy trình sản xuất tấm pin này của Trung Quốc đòi hỏi lượng điện rất lớn, phần lớn là từ than đá.

Ocean Yuan, Chủ tịch của Grape Solar, một nhà phân phối tấm pin Mặt Trời ở Eugene, Oregon, cho biết polysilicon - nguyên liệu chính cho các tấm pin này - đã tăng giá hơn gấp ba lần trong trong thời gian gần đây.

Tại Trung Quốc, chi phí xây dựng các trang trại năng lượng Mặt Trời lớn đã tăng khoảng 25% kể từ đầu năm nay.

Frank Haugwitz, một nhà tư vấn về tấm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi chưa từng thấy mức tăng như vậy trong nhiều năm qua”.

Theo Zing
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.