Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong chương trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ công nhân, lao động kỹ thuật cao năm 2019, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết, hiện nay, bên cạnh trung tâm huấn luyện bay tại TP. HCM thì Vietnam Airlines cũng phải thuê thêm một công ty huấn luyện bay khác để đào tạo, huấn luyện phi công.
Kể từ khi ra đời vào năm 2008 thì những trung tâm huấn luyện bay này có mục tiêu là đào tạo phi công bay lên trời. Tuy nhiên, mục tiêu ấy vẫn chưa đạt được vì Vietnam Airlines mới chỉ mới đào tạo được lý thuyết. Sau đó phi công phải đi học bay ở Mỹ, Úc, Pháp, New Zealand…Việc này đã dẫn tới kéo dài thời gian, tăng thêm kinh phí.
Thế nhưng, trong thời gian tập trung đầu tư thì Vietnam Airlines đã trang bị các thiết bị giả định điện tử, các buồng lái trên mặt đất như bay thật. Cho đến nay thì các phi công được đào tạo tại Vietnam Airlines đã bay nhuần nhuyễn các loại máy bay thương mại thông dụng.
“Riêng về việc đào tạo kỹ thuật thì chúng tôi đã phối hợp với các trường đại học lớn như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. HCM và cử cán bộ, nhân viên đi học tại Nga, Mỹ, Pháp. Những cán bộ này sẽ được đưa về các trung tâm đào tạo để huấn luyện lại cho những nguồn nhân lực kế cận tiếp theo”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, việc đảm bảo được nguồn nhân lực nòng cốt là yếu tố rất quan trọng đối với hãng bay. Để có 160 phi công điều khiển được những chiếc máy bay thương mại tầm xa thì Vietnam Airlines đã phải tuyển chọn, chuẩn bị lực lượng từ năm 2008. Điều này cho thấy, việc đào tạo phi công rất mất thời gian, công sức.
Một trong những vấn đề quan trọng đối với ngành hàng không tại Việt Nam và trên thế giới đó chính là hạ tầng sân bay và nguồn nhân lực hữu hạn của ngành. Do nguồn nhân lực hữu hạn nên đã dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp hàng không với nhau.
Chính vì vậy, điều đầu tiên mà Vietnam Airlines phải làm đó chính là nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo điều kiện làm việc. Về chế độ bảo hiểm sức khỏe thì Vietnam Airlines phải áp dụng chế độ 100 triệu đồng/người/năm, bảo hiểm hưu trí tự nguyện là 300 triệu đồng.
Mức lương dành cho phi công Việt Nam hiện đang bằng khoảng 75% so với phi công nước ngoài. Người phi công có mức lương cao nhất tại Vietnam Airlines có thể đạt 300 triệu đồng/tháng. Mức lương phi công trung bình đạt hơn 150 triệu đồng/tháng.
Vị đại diệnVietnam Airlines cũng cho rằng, đơn vị này sẵn sàng đưa ra những chính sách ưu đãi để thu hút nhân lực. Tuy nhiên, hiện nay, số tiền phải trả cho các phi công đã chiếm hơn 30% chi phí dành cho đội bay thì con số này đang trở nên bất hợp lý. Thế nhưng, các hãng bay mới cũng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để "mời gọi" phi công của hãng hàng không quốc gia này.
“Chúng tôi mong rằng các Bộ, ngành tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Cần có những quy định rõ ràng trong Bộ luật Lao động cũng như trong các bộ luật chuyên ngành và căn cứ vào những nghề nghiệp cụ thể để có những quy định hợp lý. Điều này giúp các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường”, ông Thành chia sẻ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Vietnam Airlines đã trình bày 2 nội dung quan trọng, đó là cần có quy định hợp lý trong cạnh tranh về lao động và việc “chảy máu” chất xám ngành hàng không, đặc biệt là phi công. Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành liên quan nghiên cứu để hỗ trợ và có giải pháp giúp các doanh nghiệp, bởi đây đã là vấn đề tồn tại suốt nhiều năm qua của ngành hàng không.
Theo báo cáo của Vietnam Airlines, vào năm 2018, phi công hãng này nhận mức lương bình quân là 132,5 triệu đồng/tháng, tăng gần 11 triệu so với năm 2017. Tiếp viên hàng không nhận lương trung bình 28,9 triệu đồng, tăng 1,7 triệu đồng so với năm 2017. Cán bộ, nhân viên Vietnam Airlines (trừ HĐQT và ban giám đốc) nhận bình quân 28,8 triệu mỗi tháng, tăng 4,7 triệu đồng so với năm trước.
Xem thêm >> Khủng hoảng phi công: Cơn ‘sóng lừng’ giữa các hãng hàng không Việt
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.