'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hợp đồng bán vũ khí trị giá 330 triệu USD của Mỹ cho Đài Loan đã được Quốc hội Mỹ phê chuẩn hôm 24/10 sau 30 ngày xem xét. Đây là thương vụ vũ khí thứ hai giữa Mỹ và Đài Loan trong vòng chưa đầy 18 tháng dưới thời Tổng thống Donald Trump và là tín hiệu cho thấy mối quan hệ quân sự ngày càng chặt chẽ giữa Washington và Đài Bắc.
Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ cung cấp các linh kiện cho máy bay chiến đấu F-16, máy bay vận tải C-130 và các hệ thống khác dành cho máy bay cũng như các thiết bị phục vụ hậu cần cho Đài Loan. Hòn đảo này dự kiến sẽ xúc tiến chương trình nâng cấp máy bay chiến đấu F-16V ngay sau khi Quốc hội Mỹ phê chuẩn thương vụ vũ khí.
Truyền thông Đài Loan cho biết kế hoạch hiện đại hóa dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm F-16V của hòn đảo này sẽ bao gồm 144 chiếc, bao gồm cả F-16A và F-16B, và các máy bay này sẽ được nâng cấp thành phiên bản “Viper” mới nhất.
Thay đổi quan trọng nhất đối với dòng máy bay một chỗ ngồi này là trang bị thêm radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Công nghệ này cho phép các máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan có khả năng dò tìm, theo dõi và nhận diện tốt hơn nhiều mục tiêu, bao gồm cả máy bay chiến đấu tàng hình.
Ngoài ra, phiên bản F-16V cũng được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến khác như máy tính điều khiển module mới, công nghệ tác chiến điện tử và hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động.
Chiếc F-16V nâng cấp đầu tiên đã được thử nghiệm tại Mỹ và bàn giao cho Đài Loan tuần trước. 3 chiếc tiếp theo sẽ được bàn giao vào cuối năm nay. Những máy bay còn lại sẽ được nâng cấp theo lô từ 20-24 chiếc mỗi năm. Tổng chi phí cho chương trình nâng cấp F-16 của Đài Loan ước tính khoảng 3,55 tỷ USD.
Theo Collin Koh, nhà nghiên cứu Chương trình An ninh Hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, mặc dù F-16V nâng cấp vẫn có hạn chế về năng lực tác chiến tầm xa, song máy bay chiến đấu này vẫn có thể được so sánh với các máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc đại lục.
“Xét về năng lực tổng thể, đặc biệt về công nghệ tác chiến điện tử, Viper có thể được xem là đối thủ đáng gờm với J-10”, ông Koh nhận định.
“F-16V chỉ là giải pháp tạm thời để thu hẹp tình trạng tụt hậu về sức mạnh không lực của Đài Loan so với Trung Quốc đại lục, vốn bắt đầu từ gần 20 năm trước đây”, chuyên gia Koh nói, đồng thời cho biết F-16V là lựa chọn phù hợp cho tới khi Đài Loan nhận thêm các máy bay chiến đấu thế hệ mới.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping cho rằng việc nâng cấp các máy bay chiến đấu F-16 cho thấy Đài Loan đang khao khát cải thiện năng lực phòng vệ tới mức nào. Tuy nhiên, ông Song nhận định điều này là chưa đủ với Đài Loan.
“Mặc dù được nâng cấp, song F-16 đã có tuổi đời hơn 20 năm và thông thường các máy bay chiến đấu sẽ dần về nghỉ hưu khi chúng được sử dụng hơn 30 năm. Dù cho Đài Loan nâng cấp tới mức nào đi chăng nữa, năng lực tác chiến của F-16 cũng không có sự cải thiện đáng kể. Đài Loan đã chi rất nhiều tiền nhưng không đạt được tiến triển ấn tượng. Điều này cũng cho thấy Đài Loan chưa đủ khả năng mua các máy bay chiến đấu tốt hơn hoặc theo kịp máy bay thế hệ 3.5-4 mà Trung Quốc đã sở hữu”, ông Song cho biết.
Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã đồng ý gói thỏa thuận vũ khí trị giá 1,4 tỷ USD cung cấp các tên lửa, ngư lôi và hỗ trợ kỹ thuật cho hệ thống cảnh báo sớm của Đài Loan. Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ trước các động thái bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, kêu gọi Washington tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc” bằng cách dừng quan hệ quân sự với Đài Loan.
Xem thêm >> Nga tự tin có hệ thống tên lửa phòng không tốt nhất thế giới
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.