'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Các nhà lãnh đạo Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hiện đang thảo luận về đề xuất của Mỹ trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Hiroshima, Nhật Bản từ ngày 19-21/5 tới đây.
Theo hai nguồn tin của Financial Times, ý tưởng này được Washington đưa ra trong bối cảnh nước này "ngày càng không hài lòng" với hệ thống hiện tại "đầy rẫy những kẽ hở" khi Nga vẫn nhập khẩu được các công nghệ của phương Tây qua bên thứ 3.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp vào tuần trước, các quan chức EU và Nhật Bản cho rằng một lệnh cấm xuất khẩu như đề xuất của Mỹ khó có thể thực hiện được, theo nguồn tin thân cận của Financial Times.
“Theo quan điểm của chúng tôi, điều đó đơn giản là bất khả thi”, một quan chức giấu tên nói với Financial Times.
Trước đó, hãng Kyodo dẫn nguồn tin trong chính phủ Nhật Bản cho hay các nước G7 (gồm Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Ý) đang xem xét việc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu sang Nga đối với hầu hết các loại hàng hóa.
Theo thông tin của Bloomberg, lệnh cấm này nếu được thực thi sẽ đảo ngược chính sách trừng phạt hiện tại, theo đó, sẽ yêu cầu cấm xuất khẩu tất cả các mặt hàng sang Nga, trừ khi chúng được miễn trừ. Trong khi đó, theo chính sách trừng phạt hiện tại, tất cả các mặt hàng đều được cho phép xuất khẩu nếu chúng không nằm trong lệnh trừng phạt.
Bình luận trên Telegram ngày 23/4, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev cho rằng ý tưởng về việc cấm hoàn toàn xuất khẩu hàng hóa sang Nga cũng đồng nghĩa với “một lệnh cấm tương ứng với việc nhập khẩu hàng hóa từ Nga, bao gồm các loại hàng hóa nhạy cảm nhất đối với G7".
"Trong trường hợp như vậy, thỏa thuận ngũ cốc, và nhiều thứ khác mà họ cần, sẽ chấm dứt", ông Medvedev cảnh báo thêm.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, thì cho rằng lệnh cấm xuất khẩu gần như tất cả các loại hàng hóa sang Nga sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, điều này có thể làm các xu hướng khủng hoảng trên thế giới gia tăng.
Theo các nhà quan sát, lệnh cấm này cũng không thực sự khả thi bởi nó cần phải nhận được sự đồng thuận của tất cả quốc gia thành viên, trong khi điều này có thể gây ra tranh cãi lớn do phản ứng dữ dội từ các doanh nghiệp vẫn đang xuất khẩu hàng hóa sang Nga. Nguy cơ Nga trả đũa cũng là mối bận tâm lớn.
Tính đến thời điểm hiện tại, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp đặt với Nga đã làm giảm gần một nửa giá trị xuất khẩu của EU và G7 sang Nga. Tuy nhiên, dòng hàng hóa trị giá 66 tỷ USD từ châu Âu, Mỹ, Canada và Nhật Bản vẫn chảy vào Nga.
Giới phân tích cho rằng, lệnh cấm xuất khẩu mà G7 đang thảo luận có thể khiến Nga xích lại gần Trung Quốc hơn bởi khi đó phần lớn dòng chảy thương mại còn lại từ G7 sang Nga sẽ chấm dứt và nước này phải tìm kiếm các thị trường thay thế.
Ở động thái liên quan, phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 24/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đánh giá thế giới đang tiến đến một ranh giới rất nguy hiểm, hơn cả thời kỳ Chiến tranh Lạnh do nhiều nước mất niềm tin vào chủ nghĩa đa phương. Ông Lavrov cáo buộc rằng, chính sách trừng phạt đơn phương của phương Tây đã phá hủy lợi ích của toàn cầu hóa.
Xem thêm >> Nga tự tin trữ lượng khí đốt, than đá đủ dùng trong vài thế kỷ
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.