Mỹ ghi nhận mức thâm hụt ngân sách cao thứ 2 trong lịch sử
Đặng Huyền -
23/10/2021 08:09 (GMT+7)
Thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong tài khóa 2021 là 2.800 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử và chỉ thấp hơn 360 tỷ USD so với tài khóa trước đó.
Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ ngày 22/10 cho biết thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ trong tài khóa 2021 là 2.800 tỷ USD, mức cao thứ hai trong lịch sử và chỉ thấp hơn 360 tỷ USD so với tài khóa trước đó.
Trong tài khóa 2020, thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ lên tới 3.100 tỷ USD do nhiều doanh nghiệp trong nước phải đóng cửa tạm thời để phòng tránh dịch COVID-19. Con số này cao hơn gấp đôi so với kỷ lục được thiết lập vào năm 2009, khi thâm hụt ghi nhận ở mức 1.400 tỷ USD sau một năm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính 2008.
Trong thông báo, Bộ Tài chính và Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) cho biết mức thâm hụt trong tài khóa 2020 vẫn thấp hơn 897 tỷ USD so với dự tính đưa ra trước đó.
Vào tháng Bảy, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) cũng dự tính thâm hụt ngân sách trong tài khóa này sẽ vào khoảng 3.000 tỷ USD.
Theo các số liệu báo cáo, trong tài khóa 2020, tổng doanh thu của chính phủ Mỹ đạt 4.000 tỷ USD, tăng 18,3% so với tài khóa trước và vượt dự kiến trước đó trong ngân sách của tổng thống. Trong khi đó, chi tiêu của chính phủ lên tới 6.800 tỷ USD, tăng 4,1% nhưng vẫn thấp hơn dự kiến.
Các khoản chi tăng lên chủ yếu là do dành cho các hoạt động cứu trợ Covid-19 theo đạo luật CARES dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ" của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Theo quyền Giám đốc OMB Shalanda Young, mức thâm hụt ngân sách hiện nay cung cấp thêm một minh chứng nữa cho thấy kế hoạch kinh tế của Tổng thống Biden đang đem lại hiệu quả.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cũng cho rằng đây là bằng chứng về việc kinh tế Mỹ đang phục hồi và là kết quả trực tiếp của việc chính phủ đã nỗ lực ban hành Kế hoạch giải cứu người Mỹ trong đại dịch.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone