Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Vào cuối tháng 7, Trung Quốc đã chính thức tiến hành khoan lỗ siêu sâu vào lớp vỏ Trái Đất. Lỗ khoan này dự kiến có độ sâu lên tới 10.520m tại bồn địa Tứ Xuyên, phía Tây Nam Trung Quốc. Chiều sâu của lỗ khoan này thậm chí còn vượt chiều cao của đỉnh núi cao nhất thế giới Everest và chỉ xếp sau lỗ khoan nhân tạo sâu nhất thế giới của Liên Xô – Kola Superdeep Borehole với chiều sâu 12.262m.
Đây không phải là lỗ khoan siêu sâu đầu tiên của Trung Quốc. Trước đó Trung Quốc cũng đã khoan một lỗ siêu sâu với chiều sâu 11.100m tại khu tự trị Tân Cương. Vào tháng 5, quốc gia châu Á này cũng đã khoan giếng dầu Yuejin 3-3 với chiều sâu 9.472m tại khu vực kể trên. Đây cũng là giếng dầu sâu nhất ở châu Á.
Trước đó, kỷ lục giếng dầu sâu nhất châu Á thuộc về giếng dầu Pengshen-6 cũng của Trung Quốc. Giếng dầu này nằm ở tỉnh Tứ Xuyên với độ sâu 9.026m.
Việc Trung Quốc liên tục triển khai các mũi khoan siêu sâu vào lớp vỏ Trái Đất cho thấy tham vọng tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất của quốc gia này. Nỗ lực khoan sâu của Trung Quốc đánh dấu cột mốc quan trọng trong nhiệm vụ đảm bảo các nguồn tài nguyên thiên nhiên của chính quyền Bắc Kinh, từ đó duy trì sự phát triển và ổn định kinh tế.
Trong những thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng theo cấp số nhân, kéo theo nhu cầu đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu, khí đốt, khoáng sản và kim loại hiếm cũng tăng cao.
Chưa kể, cuộc chiến Nga – Ukraine cùng những căng thẳng địa chính trị trong thời gian qua đã khiến thị trường năng lượng toàn cầu biến động và có thể gây ra gián đoạn nguồn cung. Khi đó, một quốc gia tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch nhiều như Trung Quốc sẽ dễ bị đẩy vào thế khủng hoảng năng lượng.
Để giảm thiểu rủi ro này, chính quyền Bắc Kinh buộc phải mạo hiểm đặt cược vào công cuộc khai thác các nguồn dự trữ nhiên liệu nằm sâu dưới bề mặt Trái Đất. Ngoài lợi ích về kinh tế, hoạt động khoan sâu của Trung Quốc còn phần nào giúp quốc gia này nâng tầm ảnh hưởng về chính trị, tăng cường quyền lực mềm trên trường quốc tế.
Tham vọng trong lĩnh vực khoan sâu của Trung Quốc cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những tiến bộ công nghệ ấn tượng. Trong vài thập kỷ qua, quốc gia này đã có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển các thiết bị và kỹ thuật khoan tinh vi. Tính đến thời điểm này, Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới có khả năng khoan sâu tới gần 10.000m. Chuyên môn về khoan sâu của Trung Quốc đã và đang mở ra những khả năng mới cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Đơn cử như thay vì các mũi khoan chóp xoay trước đây, các công ty của Trung Quốc đã phát triển mũi khoan kim cương với các răng làm từ kim cương nhân tạo, có thể trực tiếp cắt qua địa tầng với hiệu quả tăng gấp nhiều lần. Nhờ các tiến bộ kĩ thuật, thời gian khoan sâu ở 3 năm trước là 280 ngày hiện đã giảm xuống chỉ còn 97 ngày. Ngoài ra, độ chính xác khi khoan cũng tăng từ 60% lên tới hơn 90%.
Không thể chối cãi rằng việc Trung Quốc không ngừng theo đuổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua hoạt động khoan sâu mang lại nhiều “phần thưởng” tiềm năng. Tuy nhiên, nó cũng sẽ đi kèm với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến vấn đề môi trường, đặc biệt là hệ sinh thái ở những khu vực nhạy cảm. Ngoài ra, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn trong quá trình thực hiện.
Trước Trung Quốc, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã dấn sâu vào lĩnh vực khoan sâu nhưng đều không đạt được kết quả như mong đợi. Vào năm 1970, Liên Xô đã bắt đầu khoan lỗ khoan sâu nhất thế giới với độ sâu 12.262m. Tuy nhiên, dự án này đã phải dừng lại vào năm 1992 khi nhiệt độ ở khu vực khoan tới đạt 180 độ C, gấp đôi nhiệt độ dự kiến, theo BBC. Ngoài ra, sự sụp đổ của Liên Xô cũng khiến dự án này phải “đắp chiếu”.
Mỹ cũng bắt đầu dự án Mohole với mục đích khoan xuyên qua lớp vỏ Trái Đất vào đầu những năm 1960 tại ngoài khơi Guadalupe, Mexico. Tuy nhiên, sau khi chạm tới độ sâu 183m dưới đáy biển, dự án đã bị hủy bỏ do chi phí tăng chóng mặt.
Đức cũng đã thử sức trong việc thăm dò Trái Đất với chương trình khoan sâu lục địa Đức (KTB) ở Bavaria vào năm 1990. Dự án này cuối cùng cũng bị đóng cửa sau khi đạt đến độ sâu 9.000m.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.