Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Những hạn chế mới đối với 33 công ty và tổ chức Trung Quốc mà Mỹ tuyên bố vào tháng trước đã chính thức có hiệu lực từ ngày 5/6. Danh sách này gồm các công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nhận diện gương mặt, thị trường mà những công ty sản xuất chip điện tử của Mỹ như Nvidia và Intel đã đầu tư rất lớn.
Khi bị liệt vào danh sách đen của Mỹ, các công ty sẽ không thể mua các thành phần và phần mềm từ các đối tác Mỹ nếu không có sự cho phép đặc biệt của Bộ Thương mại Mỹ.
Trong số các công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt lần này có NetPosa, một trong những công ty về trí tuệ nhân tạo nổi tiếng nhất của Trung Quốc, được cho là có liên quan tới hoạt động giám sát người Hồi giáo tại Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ chỉ ra rằng, các công ty và tổ chức này có liên quan chặt chẽ với tổ hợp công nghiệp quân sự của Trung Quốc. Do đó, các công nghệ mà họ nhận được từ các đối tác Mỹ sau đó có thể được Trung Quốc sử dụng trong các phát triển quân sự.
Trước đó, hồi tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei và các công ty liên kết với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen vì các công ty này bị nghi ngờ có khả năng gây hại tới an ninh quốc gia Mỹ. Do đó, các công ty Mỹ đã bị cấm cung cấp cho Huawei các sản phẩm và phần mềm nếu không có giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại.
Tới tháng 10/2019, Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục đưa 28 tập đoàn và tổ chức nhà nước của Trung Quốc vào danh sách trừng phạt với cáo buộc tương tự, trong đó có những công ty phát triển trí tuệ nhân tạo hàng đầu như Hikvision, Megvii, SenseTime và Dahua.
Các công ty này phát triển những hệ thống giám sát video, cũng như nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, nhận dạng khuôn mặt. Khi đó, Mỹ đã nói rằng, các công ty trong danh sách đen lắp đặt một hệ thống giám sát công nghệ cao dày đặc ở Tân Cương, do đó họ sẽ không được tiếp cận công nghệ Mỹ.
Chuyên gia Cui Lei cho rằng việc Mỹ đưa một số công ty Trung Quốc vào cái gọi là “danh sách đen thương mại” là kết quả của chiến lược dài hạn mà Mỹ đang thực hiện nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc.
“Ngay cả việc lựa chọn những công ty phải bị đưa vào danh sách này là kết quả của một quy trình hành chính dài. Đây không phải là các biện pháp tự phát. Đã từ lâu Mỹ thực thi chính sách kiềm chế ngành công nghệ Trung Quốc, và điều này hẩu như không liên quan đến những mâu thuẫn Trung-Mỹ hiện nay", ông Cui Lei nhận định.
Các chuyên gia chỉ ra rằng bước ngoặt trong quan hệ Mỹ-Trung, cũng như trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc đã xuất hiện ở Washington trước khi bùng phát cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mỹ giáng đón thuế quan lên Trung Quốc lần đầu tiên vào tháng 7/2018. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố Chiến lược An ninh quốc gia, trong đó Trung Quốc lần đầu tiên sau nhiều năm được gọi không phải là “đối tác chiến lược”, mà là “đối thủ chiến lược”.
Theo chuyên gia Cui Lei, việc Mỹ đưa các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc vào danh sách đen thương mại sẽ làm tăng đáng kể chi phí của các công ty Mỹ làm ăn với Trung Quốc. Vì vậy, nhiều đối tác Mỹ có thể ngừng hợp tác với Trung Quốc khiến tốc độ phát triển công nghệ của Trung Quốc chậm lại.
Để khắc phục điều này, Bắc Kinh đã dành những khoản ngân sách lớn để hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu và phát triển trong nước. Nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC hồi tháng 5 mới đây đã nhận được 2,2 tỷ USD từ quỹ nhà nước cho sự phát triển của ngành công nghệ cao.
Theo một số chuyên gia, Trung Quốc phải mất từ 5 đến 10 năm để đạt được vị thế dẫn đầu thế giới về công nghệ cao.
Xem thêm >> Mỹ: Mỗi ngày thêm gần 20.000 ca dương tính, hơn 1.000 người tử vong vì Covid-19
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.