'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 15/5 đã tham dự lễ khánh thành cây cầu trị giá 228 tỉ rúp (3,69 tỉ USD) bắc qua eo biển Kerch, nối vùng Krasnodar ở miền nam Nga với Crimea sau 4 năm sáp nhập.
Với chiều dài 19 km, cây cầu này phá vỡ kỷ lục của cầu Vasco da Gama ở Bồ Đào Nha để trở thành cầu dài nhất châu Âu.
Công trình này được xem là một dự án có tính biểu tượng lớn đối với nước Nga, đóng vai trò quan trọng giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào đường hàng hải khi di chuyển giữa miền nam Nga với Crimea.
Ngay từ khi Nga tiến hành xây dựng cây cầu này đã gây nhiều tranh cãi vì hầu hết quốc gia Liên Hiệp Quốc (LHQ) vẫn công nhận Crimea là lãnh thổ của Ukraine mặc dù nó đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
Thêm vào đó, cây cầu cũng cản trở các tuyến đường thủy nối 3 khu vực của Ukraine với Biển Đen. Điều này có nghĩa là phương tiện giao thông trên biển từ 3 khu vực Donetsk, Đông Kherson hoặc Zaporozhye của Ukraine sẽ không thể đi đến Biển Đen hoặc xa hơn nữa nếu không được Nga cho phép.
Trước động thái này của Nga, Mỹ và EU đã có những phản ứng gay gắt. AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert: "Cây cầu không chỉ là nỗ lực củng cố việc Nga chiếm trái phép Crimea, mà còn gây trở ngại cho hoạt động hàng hải bằng cách giới hạn kích cỡ các tàu có thể đi qua eo biển Kerch. Điều này cho thấy Nga vẫn sẵn sàng vi phạm luật pháp quốc tế".
Thủ tướng Ukraine Volodymyr Groysman cũng lên án hành động này của Nga, cho rằng "lực lượng Nga đang tạm chiếm đóng Crimea vẫn tiếp tục các hành động vi phạm luật pháp quốc tế".
Trước đó, Chính phủ Ukraine đã tuyên bố sẽ kiện Nga ra tòa về việc xây dựng cây cầu này bởi nó phá hoại môi trường và không cho các tàu lớn của nước này đi qua cảng ở biển Azov. Một thành viên quốc hội Ukraine mô tả đây không khác gì hành động "phong tỏa" của Moscow.
Từ năm 2014, EU bắt đầu áp lệnh trừng phạt lên Nga nhằm phản đối việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Vì vậy một số quan chức ở Crimea cũng nằm trong diện trừng phạt kinh tế tương tự.
Cùng với Liên Hiệp Quốc, hiện Mỹ, EU và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia/tổ chức không công nhận Crimea là một phần lãnh thổ của Nga.
Tuy nhiên, Nga luôn cương quyết bác bỏ các cáo buộc trên.
EU cũng cáo buộc Nga tiếp tay cho các lực lượng nổi dậy tại miền đông Ukraine, tạo ra cuộc xung đột làm hơn 10.000 người chết trong vài năm gần đây, bất kể Điện Kremlin luôn bác bỏ cáo buộc này.
Mới đây, EU vừa đưa thêm 5 cá nhân vào danh sách áp dụng lệnh trừng phạt, những cá nhân này đều là quan chức bầu cử cấp cao của Ủy ban bầu cử Crimea và Ủy ban Bầu cử Sevastopol thuộc Ủy ban bầu cử Trung ương Nga.
Thông cáo của Hội đồng châu Âu nêu lý do họ bị trừng phạt "vì có liên quan đến công tác tổ chức bầu cử tổng thống Nga ngày 18/3/2018 tại khu vực Crimea và Sevastopol bị sát nhập phi pháp, vì thế đã tích cực hỗ trợ và thực hiện các chính sách gây tổn hại cho sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine".
Cùng với 150 cá nhân khác bị liệt vào danh sách đen của EU trước đó, 5 người này sẽ đối mặt với việc bị cấm đi lại và đóng băng tài sản tại EU.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.