'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
'BĐS đã qua giai đoạn khó khăn, bước vào chu kỳ mới tăng trưởng'
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), thị trường bất động sản cả nước và TP. HCM tiếp tục xu thế phục hồi và tăng trưởng vững chắc hơn, là lĩnh vực đứng đầu trong thu hút nguồn vốn FDI nhiều nhất trong 2 tháng đầu năm. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu bất động sản cùng với cổ phiếu tài chính, ngân hàng đang dẫn dắt thị trường.
Với đà phục hồi này, ông Châu nhận định thị trường bất động sản sẽ trở lại hoạt động bình thường và bước vào chu kỳ phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững kể từ nửa cuối năm 2024, tạo đà để phát triển mạnh mẽ hơn kể từ đầu năm 2025 trở đi.
Nhìn lại bức tranh thị trường bất động sản những năm qua, Chủ tịch HoREA đánh giá từ nửa cuối năm 2022 đến hết quý I/2023 là giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản cả nước và TP. HCM. Bước sang quý II/2023, thị trường bất động sản TP. HCM dần vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi, tăng trưởng trở lại.
Sang quý III/2023, thị trường bất động sản TP. HCM tiếp tục xu thế phục hồi, tăng trưởng trở lại, tốc độ có chậm nhưng thể hiện sự phục hồi vững chắc hơn, tuy vẫn còn tăng trưởng âm nhưng tiếp tục xu thế giảm dần với mức tăng trưởng âm là 8,7%.
Đến cuối năm 2023, có thể khẳng định thị trường bất động sản TP. HCM đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy vẫn còn tăng trưởng âm nhưng đã giảm rõ rệt với mức tăng trưởng âm cả năm 2023 chỉ còn là 6,38%.
>>>Xem thêm: 'BĐS đã qua giai đoạn khó khăn, bước vào chu kỳ mới tăng trưởng'
'Chính phủ đẩy nhanh phê duyệt dự án nhà ở để tăng cung, sẵn sàng can thiệp khi tăng nóng, sốt ảo'
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ chủ động có các giải pháp hiệu quả để điều tiết giá nhà ở như tập trung phát triển mạnh nhà ở xã hội phù hợp với khả năng chi trả của người có thu nhập trung bình và thấp; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án phát triển nhà ở để tăng nguồn cung, sẵn sàng can thiệp khi thị trường có dấu hiệu tăng “nóng”, “sốt ảo”; quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về bất động sản, nâng cao năng lực quản lý, điều tiết thị trường đất đai, bất động sản, hướng tới công khai, minh bạch và chuyên nghiệp hơn.
Đồng thời, ông Tùng nhấn mạnh, khẩn trương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án thí điểm cho phép thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất khác (không phải là đất ở); việc thí điểm nên được triển khai tại một số tỉnh, thành phố lớn... để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, giải phóng nguồn lực về đất đai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai các chính sách, quy định mới về nhà ở xã hội để tăng cường thu hút nguồn lực phát triển phân khúc này, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, góp phần hoàn thành mục tiêu của Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030".
Đặc biệt, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, trong năm 2024, Quốc hội thực hiện giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
>>>Xem thêm: 'Chính phủ đẩy nhanh phê duyệt dự án nhà ở để tăng cung, sẵn sàng can thiệp khi tăng nóng, sốt ảo'
'Luật Đất đai sẽ giúp đưa giá bất động sản về giá trị thực'
Đánh về những quy định của Luật Đất đai tác động lớn nhất vào thị trường trong thời gian tới, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW cho rằng về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy định của Luật Đất đai sửa đổi được hoàn thiện theo hướng đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong đó có việc tăng cường công khai, minh bạch, sự tham gia của người dân trong công tác lập quy hoạch sử dụng đất thông qua việc tổ chức lấy ý kiến; bổ sung, hoàn thiện các quy định về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong các khu vực quy hoạch.
Ngoài ra, thông qua các hình thức đấu giá, đấu thầu, các doanh nghiệp có kinh nghiệm, năng lực và lịch sử sử dụng đất hiệu quả sẽ có nhiều lợi ích hơn. Cơ chế mới sẽ giảm thiểu tối đa các quan hệ “xin – cho”. Điều này góp tạo ra môi trường cạnh tranh một cách công bằng cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Các doanh nghiệp BĐS cũng sẽ dễ dàng tiếp cận đất đai hơn, chi phí để phát triển dự án, từ đó cũng có cơ hội được giảm xuống.
"Đây là những yếu tố góp phần tác động khiến giá bất động sản dần tiệm cận với giá trị thực", luật sư Nguyên Thanh Hà nói.
>>>Xem thêm: Luật Đất đai sẽ giúp đưa giá BĐS về giá trị thực
Chủ tịch Quốc hội: 'Có những Tiktoker, blogger phân tích Luật Đất đai thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem'
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, nên áp dụng mạng xã hội nhiều hơn cho truyền thông chính sách.
Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, có những TikToker, blogger phân tích nội dung Luật Đất đai sửa đổi thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem. Theo Chủ tịch Quốc hội, đây là hiện tượng khá mới mẻ khi mạng xã hội tham gia thông tin, tuyên truyền các dự án luật.
"Những kênh này không chỉ giúp phân tích điểm mới của luật mà còn nói sâu hơn từng vấn đề, đến từng đối tượng", ông Huệ nhấn mạnh.
Dẫn hiệu ứng của phim Đào, Phở và Piano do Nhà nước đặt hàng sản xuất, chỉ thực sự được người dân biết đến sau khi nhiều trang mạng xã hội có bài đánh giá, giới thiệu, ông Huệ đề nghị Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật nghiên cứu để có thêm kinh nghiệm truyền thông chính sách.
Điểm lại những nội dung chính của hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ đã có chuyển biến tích cực trong công tác triển khai luật, nghị quyết, nhất là sau thành công của Hội nghị toàn quốc lần thứ Nhất. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội đây mới chỉ là bước đầu. Khối lượng công việc cần tiếp tục thực hiện là rất lớn, đặc biệt nhiều luật của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ bất thường thứ 5 có số lượng điều luật, nội dung giao Chính phủ, các cơ quan quy định vừa nhiều, vừa khó, vừa đòi hỏi cao về tiến độ.
Với nhiều thử thách như vậy, ông Vương Đình Huệ cho rằng việc triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ bất thường thứ 5 đòi hỏi sự tập trung, nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các cơ quan.
>>>Xem thêm: Chủ tịch Quốc hội: 'Có những Tiktoker, blogger phân tích Luật Đất đai thu hút hàng trăm nghìn lượt người xem'
Chống sở hữu chéo và thao túng ngân hàng: Luật mới chỉ đáp ứng được 50%
Trao đổi với Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, Luật sư Trương Thanh Đức - Trọng tài viên Trung tâm Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, đã có những dấu hiệu cho thấy tình trạng sở hữu chéo ở Việt Nam đã được giảm bớt đáng kể trong những năm gần đây, nhất là sau vụ SCB. Tuy nhiên, tình trạng thao túng ngân hàng lâu nay dường như vẫn còn không ít, mà bằng chứng là nhiều vụ án lớn xảy ra trong ngành ngân hàng trong khoảng hơn chục năm qua. Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi đã có nhiều thay đổi để hạn chế sở hữu chéo và thao túng ngân hàng.
Theo ông Trương Thanh Đức, điểm nhất quan trọng nhất của Luật Các TCTD là sự thắt chặt một cách toàn diện, đồng bộ hơn, từ giảm bớt tỷ lệ sở hữu vốn, thu hẹp giới hạn cho vay, cho đến các quy định chặt chẽ hơn về giám sát việc tuân thủ và xử lý việc vi phạm quy định. Tuy nhiên, các quy định của Luật mới đáp ứng được 50% yêu cầu và vấn đề còn lại nằm ở khâu thực thi.
Cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, Luật Các TCTD vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu cổ phần của một cá nhân là không quá 5%, tức là mức khởi điểm để trở thành một cổ đông lớn, nhưng đã giảm tỷ lệ sở hữu của mỗi pháp nhân từ 15% xuống còn 10%. Đồng thời, giảm tỷ lệ sở hữu của mỗi cổ đông cá nhân cũng như pháp nhân và người liên quan của cổ đông đó từ 20% xuống còn 15%.
Ông Đức cho rằng đây là các tỷ lệ giảm khá cao, lần lượt hơn 33% và 25%. Khác với việc giảm tỷ lệ dư nợ gắn liền với các thời hạn cho vay và thu nợ tương đối rõ ràng mà cả khách hàng và ngân hàng đều phải xác định rõ trách nhiệm trả nợ (thu hồi nợ) khi đến hạn và không được vay (cho vay) tiếp nếu như vượt quá giới hạn tín dụng, việc giảm tỷ lệ sở hữu cần có lộ trình linh hoạt hơn, có thể phải kéo dài hơn vì không thể bắt cổ đông đang sở hữu hợp pháp phải chuyển nhượng bớt cổ phần, mà chỉ là không được tăng thêm, nếu như đã chạm hoặc vượt quá giới hạn.
>>>Xem thêm: Chống sở hữu chéo và thao túng ngân hàng: Luật mới chỉ đáp ứng được 50%
Xử lý Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất: 'Trường hợp đặc biệt phải có giải pháp đặc biệt'
Phát biểu tại cuộc họp cho ý kiến về phương án xử lý đối với Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ không hài lòng khi Ban Chỉ đạo đã có nhiều cuộc họp xử lý đối với dự án DQS, nhưng các phương án Ủy ban trình vẫn chưa cụ thể, hợp lý.
Cho rằng "đề xuất ý tưởng tái cơ cấu thì tốt, nhưng nội dung thuyết minh và các giải pháp kèm theo vẫn chưa khả thi, cụ thể, chặt chẽ, thuyết phục", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh: "Phải chọn giải pháp cuối cùng để xử lý dứt điểm, không thể kéo dài mãi, ảnh hưởng tới các cơ quan liên quan".
Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, thời gian qua PVN đã rất tích cực nhưng tìm giải pháp phù hợp để xử lý dự án DQS là việc khó. Bởi tồn tại đã trải qua nhiều năm, quá trình định giá tài sản chưa làm hết, quyết toán tài sản chưa xong, thâm hụt về nguồn vốn, lỗ lũy kế lớn, tài sản không phản ánh đúng giá trị, nên việc cơ cấu lại rất khó khăn.
Nhấn mạnh, "trường hợp đặc biệt phải có giải pháp đặc biệt, không có giải pháp đặc biệt thì khó vực dậy được", Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp thu, nghiên cứu đầy đủ ý kiến các đại biểu thành viên Ban Chỉ đạo, hoàn thiện đề án, báo cáo Thường trực Chính phủ chậm nhất vào ngày 25/3.
>>>Xem thêm: Xử lý Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất: 'Trường hợp đặc biệt phải có giải pháp đặc biệt'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.