Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay, tiến độ xây dựng các siêu dự án này lại bắt đầu nóng trở lại.
Tuần tới, Ngân hàng TMCP Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ năm 2020 và năm 2021. Một trong những tờ trình được lãnh đạo này đưa ra lấy ý kiến cổ đông là đầu tư Tháp Eximbank tại số 7 - Lê Thị Hồng Gấm (quận 1, TP. HCM).
Dự án Tháp Eximbank xây dựng trên diện tích hơn 3.500 m2, đã được ĐHĐCĐ Eximbank thông qua từ năm 2011, song đến nay vẫn chưa thể khởi công. Năm 2012, Eximbank đã ký hợp đồng tư vấn thiết kế với Công ty Nikken Sekkei, nhưng năm 2014 lại có thông báo tạm dừng thực hiện Dự án.
Mãi đến năm 2016, Eximbank mới ký hợp đồng dịch vụ với Công ty TNHH Savills Việt Nam để tư vấn hình thức đầu tư hiệu quả nhất, sau đó lựa chọn phương án đầu tư tòa tháp văn phòng 40 tầng theo hình thức ngân hàng chỉ góp vốn là giá trị phần đất và không góp tiền triển khai dự án.
Sau đó, Savills đã tìm được 16 nhà đầu tư trong và ngoài nước gửi thư bày tỏ quan tâm, như Coteccons, Ben Thanh Land, VinaCapital, Korea Investment, Mitsubishi Estate Asia, Taisei Corporation, Keppel Capital, Kusto, Indochina Kajima, Shimuzu...
Theo tờ trình gửi ĐHĐCĐ, tháng 12/2018, Eximbank chọn được 3 nhà đầu tư với thứ tự ưu tiên khác nhau, trong đó ưu tiên số 1 là Mitsubishi Estate Asia. Nhà đầu tư này đã đưa ra phương án tính giá trị đất khoảng 111 triệu USD, tổng chi phí xây dựng 114,4 triệu USD (tổng cộng hơn 5.000 tỷ đồng).
Diện tích sàn sử dụng phân bổ cho Eximbank chiếm 49,2% tòa nhà. Ban điều hành đã có văn bản xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước về phương thức Eximbank góp giá trị quyền sử dụng đất và phân chia sản phẩm, song đến nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa trả lời.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 và năm 2021 tới, Eximbank trình cổ đông chấp thuận đầu tư dự án trên. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không đồng ý với phương thức trên, thì chấp thuận cho đầu tư bằng nguồn vốn của Eximbank, phần diện tích không sử dụng hết sẽ cho thuê theo đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, với mâu thuẫn nội bộ đang diễn ra gay gắt, ĐHĐCĐ Eximbank năm nay nhiều khả năng sẽ lại thất bại. Nếu không thể tổ chức đại hội thành công, siêu dự án trụ sở nghìn tỷ của ngân hàng này sẽ kéo dài thời gian đắp chiếu sang năm thứ 10.
Tương tự dự án của Eximbank, VietinBank cũng đã kéo dài thời gian xây trụ sở tận 10 năm. Cụ thể, năm 2010, VietinBank đã động thổ Dự án xây dựng Tòa nhà Trụ sở chính (VietinBank Tower) tại Khu đô thị Ciputra (quận Tây Hồ, Hà Nội). Sau nhiều lần trễ hẹn, đến nay, Dự án vẫn chưa hoàn tất.
Tại ĐHĐCĐ năm 2021 mới đây, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, đến hết quý I/2021, có 29 nhà đầu tư quan tâm tới Dự án VietinBank Tower, trong đó có 21 nhà đầu tư đã ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin với VietinBank để tiếp cận hồ sơ và thẩm định Dự án. Đã có 2 nhà đầu tư có đề xuất phương án tài chính sơ bộ và có một số nhà đầu tư có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh đang tích cực thẩm định để sớm đưa ra đề xuất tài chính.
Theo Chủ tịch HĐQT VietinBank, ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 đã thông qua chủ trương là đến hết năm 2020, phải cơ cấu lại Dự án VietinBank Tower theo 3 phương án, trong đó ưu tiên phương án chuyển nhượng toàn bộ dự án và thuê lại tháp 68 tầng để làm trụ sở. Tuy nhiên, dự án này chưa thể về đích đúng hạn, do rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là Covid-19 đã làm gián đoạn quá trình làm việc với các nhà đầu tư.
"Thời điểm hiện tại, Covid-19 đã tạm thời được kiểm soát, VietinBank đang lên kế hoạch xúc tiến lại với các nhà đầu tư. Vì vậy, VietinBank cần thêm thời gian để có thể hoàn thành được phương án tái cơ cấu Dự án", ông Thọ cho biết.
Được biết, dự án trụ sở mới của VietinBank có tổng vốn đầu tư 10.267 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích khu đất gần 30.000 m2, gồm 2 tòa tháp 48 và 68 tầng.
Ngoài 2 dự án trên, hàng loạt dự án xây dựng trụ sở của các ngân hàng khác cũng đang án binh bất động. Tiêu biểu là dự án xây dựng trụ sở hơn 5.000 m2 của Vietcombank tại ngã năm Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn im ắng, dù 13 năm đã trôi qua.
Tương tự, dự án trụ sở hơn 2.200 m2 của SHB tại khu đất vàng trên đường Lý Thường Kiệt (Hà Nội) trị giá hàng ngàn tỷ đồng cũng đã chậm khởi công 4 năm so với kế hoạch. Trong tài liệu gửi ĐHĐCĐ năm 2021 chưa thấy xuất hiện tờ trình nào về vấn đề này.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.