Ngân hàng tăng vốn: Tư nhân rầm rộ hút tiền, Big 4 vẫn xin và chờ

Minh Dũng - 02/10/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Nhóm big 4 ngân hàng vẫn gặp khó trong việc tăng vốn điều lệ. Trong khi khối ngân hàng thương mại cổ phần rầm rộ tăng vốn thì nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn "giậm chân tại chỗ".

Big 4 ngân hàng gian nan tăng vốn điều lệ

Nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV) hiện vẫn là những điểm sáng về lợi nhuận nhưng việc tăng vốn điều lệ diễn ra quá chậm so với nhóm ngân hàng tư nhân.

Việc tăng vốn điều lệ thường bằng 3 cách: phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành riêng lẻ hay chia cổ tức. Nhưng với nhóm Big 4, các cách này đều vướng.

Ở phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu, các cổ đông phải mua thêm lượng cổ phiếu theo tỷ lệ nắm giữ. Nhưng rào cản ngân sách khiến việc này không dễ thực hiện. Nếu không tham gia, tỷ lệ sở hữu Nhà nước sẽ giảm.

Với phương án chia cổ tức, muốn tăng vốn cần phải trình NHNN, Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội và chờ phê duyệt, việc này phải xin từng năm, theo trình tự và mất nhiều thời gian.

Big 4 cũng chịu áp lực chia cổ tức bằng tiền. Trong gần chục năm qua, chỉ có hai đợt mà nhóm ngân hàng quốc doanh được tăng vốn điều lệ bằng chia cổ tức cổ phiếu, là năm 2021 và 2023, các năm còn lại đều chia cổ tức bằng tiền mặt.

Ngoài chia cổ tức để tăng vốn, các ngân hàng TMCP nhà nước có thể tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác nước ngoài nhưng phương án này không dễ thực hiện.

VietinBank hiện không thể thực hiện phát hành riêng lẻ khi tỷ lệ sở hữu của Nhà nước là 64,46%, chạm mức tối thiểu 65%; việc tăng vốn chỉ còn dựa vào cách chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành trái phiếu cấp 2.

Trong khi Vietcombank và BIDV vẫn còn dư địa nhưng nhiều năm nay vẫn chưa thể hoàn thành.

Vietcombank đã đề cập tới việc phát hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược từ 2019. Đến năm 2023, Vietcombank cho biết kế hoạch phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài đang dừng ở bước thuê tổ chức tư vấn và sẽ thực hiện trong giai đoạn 2023-2024.

Tương tự, BIDV phát hành riêng lẻ thành công cho KEB Hana Bank với mức 15% vốn điều lệ vào năm 2019, tổng giá trị giao dịch gần 20.300 tỷ đồng. Năm 2022, nhà băng này có kế hoạch phát hành riêng lẻ 9% cổ phần.

Đầu năm nay, Vietcombank đặt kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ 6,5% vốn, còn BIDV đặt mục tiêu phát hành riêng lẻ 9%. Thương vụ dự kiến mang về cho mỗi ngân hàng hơn 1 tỷ USD.

Nhưng theo thông tin từ Chứng khoán MBS, kế hoạch của hai “ông lớn” này đều đang phải tạm hoãn sang năm 2025.

Lãnh đạo Vietcombank từng chia sẻ, vướng mắc nằm ở vấn đề đàm phán giá. Giá phát hành không thấp hơn trị trường và định giá. Vì thế, cổ đông chiến lược khi mua sẽ chịu điều khoản hạn chế chuyển nhượng trong một năm.

Còn tại Agribank, năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ tối đa 17.100 tỷ đồng cho Agribank giai đoạn 2021-2023. Trong nửa đầu năm 2024, Agribank là ngân hàng duy nhất trong nhóm được duyệt việc tăng vốn.

Trong khi đó, phong trào tăng vốn điều lệ trỗi dậy mạnh mẽ ở các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Điều này khiến nhóm Big 4 ngày càng rời xa các vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng.

Nửa thập kỷ lại đây, bảng xếp hạng quy mô vốn của hệ thống ngân hàng có sự xáo trộn mạnh. Khối ngân hàng quốc doanh, vốn chiếm vị thế dẫn đầu về tổng tài sản, quy mô cho vay và vốn bị nhóm tư nhân dần vượt qua.

So với nhóm ngân hàng quốc doanh, các nhà băng tư nhân dễ dàng hơn trong chuyện tăng vốn. Việc tăng vốn của nhóm ngân hàng tư nhân chỉ cần sự đồng thuận của cổ đông và đáp ứng các quy định về giới hạn sở hữu.

Điển hình, VPBank chỉ mất hơn hai năm để vươn thành nhà băng đứng đầu quy mô vốn điều lệ.

Cuối năm 2022, VPBank phát hành cổ phiếu cho cổ đông từ nguồn lợi nhuận chưa chia và các quỹ với tỷ lệ 50%, tăng vốn thêm hơn 22.000 tỷ đồng. Năm 2023, nhà băng này phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu cho cổ đông chiến lược Sumitomo, tăng tiếp vốn thêm gần 12.000 tỷ đồng.

Tính đến tháng 6/2024, vốn điều lệ của VPBank là 79.339 tỷ đồng, dẫn đầu hệ thống.

Tương tự, Techcombank, với "truyền thống" không trả cổ tức để dồn cho các đợt tăng vốn lớn.

Năm nay, Techcombank đã hoàn tất tăng vốn điều lệ thêm 35.225 tỷ đồng lên mức 70.450 tỷ đồng, nhảy vọt từ vị trí thứ 9 lên lên vị trí thứ 2 về quy mô vốn điều lệ.

Hiện BIDV và Vietcombank đứng ở vị trí thứ 3 và thứ 4, với vốn điều lệ lần lượt đạt 57.004 tỷ đồng và 55.890 tỷ đồng. VietinBank giữ vị trí thứ 5, với vốn điều lệ đạt 53.699 tỷ đồng.

MB đang bám sát VietinBank với mức vốn điều lệ lên đến 52.870 tỷ đồng và cũng đang có kế hoạch nâng vốn lên 61.643 tỷ đồng.

Còn ACB đã hoàn tất tăng vốn lên 44.667 tỷ đồng, vượt qua Agribank.

Nếu tiếp tục chậm chân trong việc tăng vốn, Big 4 có thể tiếp tục bị đẩy sâu xuống vị trí phía sau.

Cần cơ chế tăng vốn bền vững cho nhóm Big 4

Trước tình trạng thấp thỏm chờ tăng vốn hàng năm, lãnh đạo các ngân hàng quốc doanh đề nghị Chính phủ, Quốc hội có cơ chế dài hơi để các ngân hàng này có thể tăng vốn bền vững và chủ động hơn.

Lãnh đạo Agribank cho biết, ngay cả khi được cấp đủ 17.100 tỷ đồng vốn điều lệ cho giai đoạn 2021-2023 thì số vốn tăng thêm cũng chỉ đủ cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đến năm 2024. Dự kiến năm 2025, để tăng trưởng 10% dư nợ tín dụng, Agribank cần được cấp bổ sung vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng.

Còn VietinBank đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm trong vòng 5 năm (giai đoạn 2024 - 2028) để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nên có chiến lược tăng vốn dài hơi cho ngân hàng quốc doanh. Bởi nếu được tăng vốn, các ngân hàng này có thể bơm mạnh vốn cho nền kinh tế, giúp nhiều doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn, khi đó sức lan tỏa sẽ lớn hơn, đóng góp vào nền kinh tế nhiều hơn.

Trong phiên họp diễn ra vào tuần trước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí về sự cần thiết và phương án bổ sung hơn 20.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Vietcombank. Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, việc tăng vốn này là cần thiết, nhằm đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hỗ trợ tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém.

Thực tế, không chỉ với Vietcombank mà việc tăng vốn hiện nay rất cấp bách với tất cả ngân hàng thương mại có vốn nhà nước khác. Nhóm ngân hàng này giữ vị trí chủ lực trong bơm vốn cho nền kinh tế, luôn đi đầu trong giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế, tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém…

Nếu không sớm tăng vốn, tăng trưởng tín dụng của nhóm Big 4 khó có thể đẩy mạnh hơn nữa do khó đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn, từ đó ảnh hưởng đến vai trò dẫn dắt thị trường.

Trước áp lực về vốn, gần đây, NHNN và Bộ Tài chính đã chấp thuận cho nhóm ngân hàng vốn nhà nước tăng vốn điều lệ một phần từ lợi nhuận giữ lại những năm gần đây. Đây là giải pháp khả dĩ nhất thực hiện mà không ảnh hưởng tới sở hữu Nhà nước.

Nghị quyết Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV đã chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Agribank giai đoạn 2021-2030 tương ứng số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2023 của ngân hàng này, tối đa là 17.100 tỷ đồng. Nhưng hiện Agribank mới được bổ sung 6.753 tỷ đồng (cuối năm 2023).

Tại VietinBank, Chủ tịch HĐQT Trần Minh Bình cho biết, đã nhận được ý kiến của NHNN và Bộ Tài chính cho phép ngân hàng giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Ở đại hội đồng cổ đông năm nay, BIDV thông qua phương án phát hành thêm gần 1,2 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022, tương ứng tỷ lệ 21% số cổ phiếu đang lưu hành vào cuối năm 2023 và dự kiến chi tiếp 12.347 tỷ đồng để chia cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận năm 2023. Nhưng kế hoạch này chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho hay, vốn điều lệ của BIDV có thể tăng lên hơn 70.000 tỷ đồng nếu chia cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu. Còn quy mô vốn của VietinBank cũng tăng hơn 11.000 tỷ đồng nếu dùng lợi nhuận để lại năm 2022, chưa tính các năm tiếp theo.

Chính phủ đề xuất tăng hơn 20.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Vietcombank

Chính phủ đề xuất tăng hơn 20.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Vietcombank

Ngân hàng
(VNF) - Chính phủ đề xuất bổ sung khoảng gần 20.700 tỷ đồng vốn điều lệ cho Vietcombank thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Cùng chuyên mục
Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường

Xử phạt Regina Miracle International Việt Nam vì hoạt động không Giấy phép Môi trường

(VNF) - Công ty Regina Miracle International Việt Nam bị xử phạt 320 triệu do không có Giấy phép môi trường. Mới đây, đơn vị tư vấn môi trường cho Regina Miracle Hưng Yên có Giám đốc, Chủ HĐQT bị khởi tố.

Lào Cai sau lũ: Nhà xưởng đổ nát chưa dựng lại, thủy điện vẫn ngập bùn đất

Lào Cai sau lũ: Nhà xưởng đổ nát chưa dựng lại, thủy điện vẫn ngập bùn đất

(VNF) - Bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản, để lại hậu quả khó khắc phục cho nhiều doanh nghiệp tại Lào Cai.

Quyết giành chiến thắng, Nga tăng chi tiêu quân sự năm 2025 lên mức kỷ lục

Quyết giành chiến thắng, Nga tăng chi tiêu quân sự năm 2025 lên mức kỷ lục

(VNF) - Chính phủ Nga muốn dành 32,5% chi tiêu của mình vào năm tới cho quốc phòng, một con số kỷ lục và tăng mạnh so với mức 28,3% được báo cáo trong năm nay, khi Moscow nỗ lực giành chiến thắng trong chiến sự ở Ukraine.

Loại tài khoản mới: Chỉ 'một chạm' thanh toán mọi loại phí giao thông

Loại tài khoản mới: Chỉ 'một chạm' thanh toán mọi loại phí giao thông

(VNF) - Việc Nghị định 119 về thanh toán điện tử trong giao thông có hiệu lực được kỳ vọng sẽ giúp người tham gia giao thông tiết kiệm thời gian, chi phí khi thanh toán các dịch vụ vận tải.

Đoán trước lợi nhuận quý III: Bán lẻ và năng lượng bứt phá, BĐS và dầu khí chưa thấy ‘cửa sáng’

Đoán trước lợi nhuận quý III: Bán lẻ và năng lượng bứt phá, BĐS và dầu khí chưa thấy ‘cửa sáng’

(VNF) - Trước khi mùa báo cáo tài chính chính thức bắt đầu, MBS Research đã đưa ra dự báo về kết quả kinh doanh (KQKD) quý III của một số ngành và doanh nghiệp niêm yết.

Ngắm 'siêu' du thuyền 5 sao đưa 3.500 khách thăm Hạ Long

Ngắm 'siêu' du thuyền 5 sao đưa 3.500 khách thăm Hạ Long

(VNF) - Mới đây, siêu du thuyền 5 sao Costa Serena - một trong những siêu du thuyền lớn nhất thế giới đã đến thăm vịnh Hạ Long.

TP.HCM: Nhà máy Mercedes-Benz được gia hạn thuê đất thêm 5 năm

TP.HCM: Nhà máy Mercedes-Benz được gia hạn thuê đất thêm 5 năm

(VNF) - Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã thống nhất về việc gia hạn thêm 5 năm cho dự án Mercedes-Benz Việt Nam tại TP. HCM, kể từ ngày 14/4/2025

Phục hồi sau bão Yagi: Cần chính sách chuyên biệt, ứng phó cấp 'thảm hoạ'

Phục hồi sau bão Yagi: Cần chính sách chuyên biệt, ứng phó cấp 'thảm hoạ'

(VNF) - Sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi), đã có hàng loạt các biện pháp hỗ trợ, giúp người dân và doanh nghiệp sớm ổn định trở lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chính sách cần phải thực tế và ứng phó theo tinh thần “thảm hoạ”

'Làm rõ suất đầu tư từng kilomet đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP. HCM'

"Làm rõ suất đầu tư từng kilomet đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP. HCM"

(VNF) - Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội, TP.HCM và các bộ làm rõ căn cứ xác định suất đầu tư của từng kilomet đường sắt đô thị cũng như cơ sở lựa chọn công nghệ; khả năng vận hành, khai thác các dự án.