Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trước khi các ngân hàng bán thêm dịch vụ bảo hiểm đi kèm, phần lớn nguồn thu đều đến từ mảng thanh toán và tiền mặt. Tuy nhiên, lợi nhuận lớn cùng hoa hồng được chia từ mảng bảo hiểm khiến nhiều ngân hàng dần chuyển hướng. Một số ngân hàng giờ tập trung vào bán bảo hiểm hơn là dịch vụ thanh toán.
Thanh toán và tiền mặt là 2 dịch vụ chính mà ngân hàng cung cấp với các đối tác và khách hàng. Tại nhiều ngân hàng thương mại hiện nay, mảng kinh doanh này vẫn mang về hàng trăm tỷ đồng lãi thuần mỗi năm.
Trong quý I, lãi từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng tăng trưởng mạnh. Một số nhà băng còn ghi nhận mức tăng trưởng này cao hơn thu nhập từ hoạt động cho vay.
Tại Vietcombank, nhà băng này thu về 1.069 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong quý I, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều ngân hàng khác, mức tăng trưởng còn cao hơn nhiều như BacABank tăng gần 5 lần (33 tỷ); TPBank tăng gấp 3 lần (217 tỷ); hay VIB tăng hơn 2,5 lần (348 tỷ)...
Tuy nhiên, tại một số ngân hàng, phần lớn nguồn thu trong mảng dịch vụ lại không đến từ thanh toán và tiền mặt mà đến từ việc bán bảo hiểm và hoa hồng được chia.
MBBank trong quý I thu về tới 759 tỷ lãi thuần hoạt động dịch vụ, tăng hơn 140%. Phần lớn số này đều là lãi thuần từ bán bảo hiểm. Trong khi dịch vụ thanh toán và tiền mặt chỉ đóng góp 150 tỷ đồng, chiếm chưa tới 20%.
Năm 2018 trước đó, MBBank cũng nằm trong top 5 ngân hàng có thu nhập dịch vụ lớn nhất, nhưng tỷ trọng từ dịch vụ thanh toán lại chỉ chiếm chưa tới 13%. Còn lại, hoạt động bán bảo hiểm mang về cho ngân hàng hơn 2.800 tỷ, chiếm 50% tổng thu nhập hoạt động dịch vụ trong năm.
Những năm trước đó, khi MBBank chưa tập trung mảng bảo hiểm, dịch vụ thanh toán và tiền mặt luôn là nguồn thu lớn nhất.
Tương tự, VIB thu về tới 348 tỷ đồng lãi thuần từ dịch vụ trong quý I, tăng 168%. Trong số này, có chưa tới 60 tỷ (17%) đến từ thanh toán, phần lớn còn lại là phí hoa hồng được chia từ việc bán bảo hiểm.
Tại TPBank, trong khi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh trong quý I, tỷ trọng đóng góp từ dịch vụ thanh toán lại giảm đáng kể so với bảo hiểm.
Cùng kỳ năm trước, lãi thuần từ dịch vụ thanh toán của TPBank chiếm tới gần 30% tổng lãi thuần dịch vụ. Đến quý I, tỷ trọng này đã giảm xuống dưới 25%.
Thay vào đó, lãi thuần từ mảng dịch vụ bảo hiểm tăng từ 17% lên 31%. Bảo hiểm cũng là mảng dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất của nhà băng này trong quý I, gấp 5 lần cùng kỳ (từ 17 lên 86 tỷ đồng).
Tuy vậy, tại nhiều ngân hàng, khi chưa tập trung vào mảng dịch vụ bảo hiểm thì thanh toán và tiền mặt vẫn là nguồn thu chính trong cơ cấu thu nhập hoạt động dịch vụ.
Nhiều nhà băng hiện nay vẫn duy trì tỷ lệ đóng góp của thanh toán vào tổng thu nhập dịch vụ ở mức cao.
Năm 2018, tới 5 ngân hàng ghi nhận tỷ trọng lãi thuần từ dịch vụ thanh toán chiếm trên 50% tổng lãi thuần. Đó là Eximbank (82%), MSB (78%) VietBank (66%), Vietcombank (65%) và ACB (53%).
Chia sẻ tại buổi hội thảo mới đây, bà Phùng Nguyễn Hải Yến, Phó tổng giám đốc Vietcombank, cho biết ban lãnh đạo đã đề ra chiến lược đến năm 2020 trở thành ngân hàng bán lẻ lớn nhất hệ thống.
Với việc tập trung vào mảng bán lẻ, thu nhập từ dịch vụ thanh toán của ngân hàng này sẽ càng tăng mạnh hơn. Năm 2018, dịch vụ thanh toán mang về cho Vietcombank tới 4.590 tỷ đồng thu nhập. Sau khi trừ chi phí, lãi thuần từ hoạt động này là hơn 1.683 tỷ.
Hay như MSB, nhà băng này cũng tăng lãi thuần từ dịch vụ từ 136 tỷ (năm 2017) lên 272 tỷ đồng (năm 2018).
Trong đó, dịch vụ thanh toán vẫn là nguồn thu lớn nhất, mang về 363 tỷ đồng cho MSB. Số thu này chiếm tới 78% tổng thu nhập hoạt động dịch vụ. Sau khi trừ chi phí liên quan, MSB cũng thu về 210 tỷ lãi thuần, tương đương biên lợi nhuận lên tới 58%. Trong khi biên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của nhà băng này cùng năm cũng chỉ đạt khoảng 39%.
Cũng trong năm 2018, thống kê tại 23 ngân hàng công bố báo cáo tài chính ghi nhận tổng cộng hơn 18.265 tỷ đồng thu nhập dịch vụ thanh toán, tăng 32% so với năm 2017, và biên lợi nhuận thuần đạt trên 55%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.