Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã thông báo về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Gạo Phụng Hoàng.
Dư nợ của Công ty XNK Gạo Phụng Hoàng tại BIDV tạm tính đến ngày 3/3/2022 là gần 1.179 tỷ đồng.
Khoản nợ này được đảm bảo bằng 40 tài sản bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất với diện tích từ 77-8.342m2 ở TP. Cần Thơ; dây chuyền máy móc, thiết bị nhà máy gạo; ô tô; ghe tải và hàng tồn kho của công ty.
Theo tìm hiểu, khoản nợ phát sinh từ năm 2015, từng nhiều lần được BIDV thông báo phát mãi tài sản để xử lý nợ xấu.
Được biết, Công ty XNK Gạo Phụng Hoàng được thành lập vào năm 2007, người đại diện theo pháp luật là bà Hồng Thị Bích Tuyền. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là mua bán, xuất nhập khẩu gạo. Ngoài ra là sản xuất sản phẩm từ plastic, sẩy lúa, xay xát và sản xuất bột thô, mua bán phân bón, cho thuê ghe vận chuyển,…
>>> Xem thêm: BIDV sắp đấu giá khoản nợ gần 1.179 tỷ đồng của Công ty XNK Gạo Phụng Hoàng
Theo tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2022 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 15.018 tỷ đồng trong năm nay, tăng trưởng 25% so với thực hiện năm trước.
Ngân hàng cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 33.774 tỷ đồng, từ mức 27.019 tỷ đồng hiện tại.
Để thực hiện mục tiêu nâng vốn, ACB có tờ trình đại hội phương án phát hành hơn 675 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 25 cổ phiếu mới. Như vậy, mức cổ tức năm 2021 ngang ngửa của năm 2020. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III/2022.
Ngoài ra, ACB đặt mục tiêu tài sản tăng 11% so với cuối năm 2021, lên 588.187 tỷ đồng.
Trong đó, tiền gửi của khách hàng tăng 11% lên 421.897 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng dự kiến tăng 10% lên 398.299 tỷ đồng theo chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao hồi đầu năm; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
>>> Xem thêm: ACB: Kế hoạch lợi nhuận trên 15.000 tỷ, trả cổ tức tỷ lệ 25% bằng cổ phiếu
Sáng ngày 16/3, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) tổ chức ĐHCĐ năm 2022 tại TP. HCM, thông qua phương án chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 35%, tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng và đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 đạt 10.500 tỷ đồng.
Trong đó, về phương án chia cổ phiếu thưởng, ngân hàng dự kiên tỷ lệ thực hiện là 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Kế hoạch này xuất phát từ nhu cầu vốn của ngân hàng dành cho các dự án đầu tư vào hệ thống công nghệ, mạng lưới, cấp tín dụng, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, chính sách ESOP sẽ góp phần phát triển và duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, vận hành của ngân hàng.
VIB đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng kép tối thiểu 30%/năm cho giai đoạn 2022-2026, nền tảng khách hàng sẽ được mở rộng gần gấp 3 lần, giá trị vốn hóa được kỳ vọng tăng trưởng ấn tượng. Riêng năm 2022, các chỉ tiêu tăng trưởng chính về tổng tài sản, quy mô tín dụng, huy động và lợi nhuận trước thuế được VIB dự kiến tăng từ 30% trở lên.
>>> Xem thêm: ĐHCĐ VIB: Chia cổ phiếu thưởng 35%
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới đây đã có văn bản số 1509/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện một số giải pháp trong năm 2022, trong đó bao gồm việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, NHNN chỉ đạo các NHTM về việc chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (theo danh sách công bố trên website của Bộ Công Thương), đặc biệt là các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu được Bộ Công Thương phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm (danh sách công bố theo Quyết định của Bộ Công Thương) để kịp thời nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu góp phần đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.
Thống đốc NHNN cũng yêu cầu chủ tịch HĐQT/tổng giám đốc các NHTM chỉ đạo sát sao trong toàn hệ thống; tăng cường công tác lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có đủ điều kiện theo quy định; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác tín dụng.
Trong thời gian qua, thị trường xăng dầu thế giới và cung cầu xăng dầu trong nước có nhiều biến động phức tạp. Thủ tướng Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bình ổn thị trường xăng dầu, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
>>> Xem thêm: NHNN chỉ đạo tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
Công ty Đấu giá Hợp danh Toàn cầu Group trong tuần qua đã thông báo về việc tổ chức đấu giá khoản nợ do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đề nghị.
Theo đó, Sacombank dự kiến bán đấu giá không tách rời toàn bộ 18 khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản tại dự án khu công nghiệp Phong Phú vào ngày 8/4 tới đây.
Tổng dư nợ của các khoản nợ này tính đến ngày 31/12/2021 là 16.196 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là hơn 5.134 tỷ đồng, lãi tồn đọng hơn 11.061 tỷ đồng.
Một nhà băng khác cũng đang rao bán khoản nợ có giá trị lớn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). Theo đó, Agribank thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản của Doanh nghiệp tư nhân Thanh Tùng.
Giá trị ghi sổ của khoản nợ này tính đến ngày 15/10/2018 là hơn 708 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là hơn 352 tỷ đồng, dư nợ lãi là hơn 356 tỷ đồng.
Giá khởi điểm được công bố là 352,5 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây cũng thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà Bách Giang và Công ty TNHH XD TM Cao Nguyên. Đây là lần thứ 8 khoản nợ này được rao bán.
>>> Xem thêm: Bán đấu giá 18 khoản nợ hơn 16.100 tỷ liên quan KCN Phong Phú
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.