'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) đạt 51,8 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận trong quý đến từ mảng kinh doanh cốt lõi là tín dụng. Trong quý vừa qua, mảng này đem về cho Saigonbank 135 tỷ đồng, giảm tới 34%, do nguồn thu từ tín dụng suy giảm trong khi chi phí huy động lại tăng mạnh.
Các mảng khác như dịch vụ, ngoại hối lần lượt đem về 10,5 tỷ đồng và 5,9 tỷ đồng lãi thuần trong quý. Các hoạt động khác đem về lãi thuần khá, ở mức 33,3 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động giữ ở mức 112 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ.
Chốt quý, lợi nhuận thuần của Saigonbank đạt 72,8 tỷ đồng, giảm 49% so với quý III/2019.
Do chi phí dự phòng tăng gần gấp đôi lên 21 tỷ đồng nên sau khi bù trừ, lợi nhuận sau dự phòng (lợi nhuận trước thuế) đạt mức 51,8 tỷ đồng, giảm 61%.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Saigonbank đạt mức 177 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ sau 3 phiên từ khi lên sàn, thị giá SGB đã "bốc hơi" tới 42%. Giá trị vốn hóa hiện ở mức khoảng trên 4.600 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chỉ vài ngày sau khi lên sàn, 2 phó tổng giám đốc của Saigonbank là ông Phạm Hoàng Hồng Thịnh và ông Nguyễn Ngọc Lũy đăng ký bán sạch cổ phiếu, lần lượt ở mức 106.795 cổ phiếu và 247.540 cổ phiếu.
>>> Xem thêm: Saigonbank báo lãi quý III giảm 61%, cổ phiếu vừa lên sàn đã lao dốc
Theo báo cáo kết quả kinh doanh đến hết ngày 30/09/2020, ABBank đạt 924 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng; vốn chủ sở hữu đạt trên 8.348 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 93.076 tỷ đồng.
Tính đến hết tháng 9/2020, dư nợ tín dụng ABBank đạt 59.139 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ 2019 và tăng 4% với đầu năm. Trong đó, dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân đạt 27.326 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm và tăng 18% so với cùng kỳ 2019; dư nợ nhóm khách hàng SMEs đạt 14.322 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu năm 2020 và ghi nhận mức tăng 30% so với cùng kỳ 2019.
Huy động từ khách hàng đến cuối quý III đạt 73.493 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ nợ xấu của ABBank được kiểm soát ở mức 2,26% tổng dư nợ, tăng 0,54% so với cuối năm 2019. Các chỉ số về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ABBANK vẫn được giữ ổn định với RoE đạt 15,2%; RoA đạt 1,3%.
Về công tác quản trị, ABBank cũng đã chính thức thông báo cho các cổ đông về việc chốt danh sách để thực hiện các thủ tục đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), chuẩn bị cho việc đăng ký giao dịch/niêm yết cổ phiếu trên sàn.
>>> Xem thêm: ABBank lãi trước thuế 924 tỷ đồng sau 9 tháng, chuẩn bị lên sàn chứng khoán
Từ năm 2016, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã vượt mức 100%, điều mà hiếm ngân hàng nào làm được bởi thời kỳ đó đa số vẫn còn đang phải vật lộn với nợ xấu tại VAMC (Vietcombank sạch nợ tại VAMC từ năm 2015).
Các năm tiếp theo, mặc dù tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã rất cao nhưng vẫn tiếp tục tăng. Từ mức 119% năm 2016, lên mức 131% năm 2017, tiếp tục tăng lên 165% trong năm 2018. Năm 2019, tỷ lệ này là 179%.
Số liệu cuối tháng 9/2020 cho thấy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank lên đến 251%, nghĩa là 1 đồng nợ xấu được "bao bọc" bởi 2,51 đồng dự phòng. Tính toán cho thấy nếu ngân hàng này dùng nguồn dự phòng để xóa toàn bộ nợ xấu hiện tại, đưa tỷ lệ nợ xấu về 0%, thì nguồn dự phòng vẫn còn dư ra tới hơn 9.000 tỷ đồng và về lý thuyết, có thể hoàn nhập để tăng lợi nhuận thêm hơn 9.000 tỷ đồng.
Điều này nghĩa là ngay cả trong tình huống cực đoan như dịch Covid-19, Vietcombank vẫn giữ "truyền thống" thận trọng trích lập dự phòng, chấp nhận hy sinh tăng trưởng lợi nhuận, thay vì giảm tỷ lệ bao phủ nợ xấu vốn đã quá cao để bù đắp phần lớn lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi dịch.
Kết thúc 9 tháng năm nay, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giữ ở mức thấp, chỉ 1,01% và nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp kể cả khi ngân hàng này dần ghi nhận lại nợ xấu đã tái cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, bởi nguồn dự phòng rủi ro hiện nay là quá lớn.
Nhiều khả năng Vietcombank vẫn sẽ giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao bằng cách mạnh tay trích lập dự phòng, nhằm để dành "lương khô", trong tương lai lúc cần thiết sẽ sử dụng để gia tăng lợi nhuận, qua đó gia tăng nguồn vốn tự có, phục vụ cho sự phát triển của ngân hàng.
>>> Xem thêm: Chuyện dự phòng ở Vietcombank
Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, quy mô nợ xấu của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tính đến hết tháng 9/2020 đạt 2.479 tỷ đồng, tăng tới 71% so với đầu năm, tương đương tăng 1.030 tỷ đồng.
Đi sâu hơn, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng tới 253%; trong khi nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng 74,8% và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng 22,4%.
Việc chi phí dự phòng không theo kịp tốc độ tăng nợ xấu đã khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB giảm rất mạnh, từ mức 175% cuối năm 2019 xuống còn 117% cuối tháng 9/2020.
Dù giảm mạnh nhưng cũng cần lưu ý rằng, đây vẫn là mức bao phủ cao hàng đầu trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
Thống kê từ năm 2012 (năm ACB bắt đầu ghi nhận nợ nhóm 6 công ty liên quan tới bầu Kiên) đến năm 2019 cho thấy tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng này đã tăng liên tục và bắt đầu vượt 100% từ năm 2017 (đạt 133%). Năm 2018 và năm 2019, tỷ lệ này là 152% và 175%.
Việc giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức rất cao này cho thấy quan điểm thận trọng của ACB. Ban lãnh đạo ACB cũng từng nhiều lần chia sẻ về hướng đi mang tính an toàn của ngân hàng, trong đó có quan điểm về xử lý nợ xấu. Theo đó, ngân hàng hướng đến việc xử lý dứt điểm nợ xấu sớm nhất có thể, cố gắng đạt tốc độ xử lý nợ xấu cũ bằng tốc độ phát sinh nợ xấu mới.
Dịch Covid-19 đã khiến ACB không thể đạt được mức xử lý nợ xấu tối ưu như trước đây, khi nợ xấu mới phát sinh nhanh, còn nợ xấu cũ thì khó xử lý hơn do bị gián đoạn trong một số giai đoạn cao điểm của dịch và thị trường mua bán tài sản bảo đảm cũng ảm đạm hơn rất nhiều.
Ở thời điểm hiện tại, các chỉ số an toàn liên quan đến nợ xấu của ACB vẫn ở mức tốt. Nợ xấu mặc dù tăng mạnh nhưng tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,83%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn thuộc top đầu hệ thống.
>>> Xem thêm: Nợ xấu ACB phát tín hiệu mới
Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 9.769,5 tỷ đồng lên 10.746,4 đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019.
Phương án tăng vốn thông qua chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu được LienVietPostBank thông qua tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Theo đó, ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành.
Việc tăng vốn điều lệ được kỳ vọng sẽ giúp LienVietPostBank nâng cấp hệ thống mạng lưới rộng lớn hiện có, phát huy lợi thế cạnh tranh về bán lẻ, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, phát triển ngân hàng số theo xu hướng 4.0.
>>> Xem thêm: LienVietPostBank được chấp thuận tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu trả cổ tức 10%
Tuần qua, thị trường mở vẫn không có giao dịch mới, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đi ngang ở mức 0,175%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,225%/năm với kỳ hạn 1 tuần. Mức lãi suất liên ngân hàng siêu thấp đã kéo dài hơn 4 tháng nay, trong đó, lãi suất liên ngân hàng qua đêm thường xuyên dao động trong vùng 0,1-0,2%/năm.
Trên thị trường tổ chức kinh tế và dân cư, sau bước giảm mạnh tuần đầu tháng 10 (khoảng 0,2-0,4%/năm ở các ngân hàng thương mại lớn) do ảnh hưởng bởi quyết định hạ lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền gửi không có nhiều thay đổi trong tuần qua, giữ ở mức 3-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 3,7-5,0%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI, mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát và thị trường đã bước vào quý cuối năm thường là quý cao điểm kinh doanh nhưng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn khá khiêm tốn, tiền đồng dư thừa trong hệ thống các ngân hàng. Điều này khiến lãi suất được dự báo vẫn sẽ đi ngang ở vùng thấp trong thời gian tới hoặc có thể giảm thêm từ 0,1%-0,3%/năm nếu có các diễn biến bất lợi của dịch bệnh trong nước và thế giới.
Công ty Chứng khoán VNDirect thì dự đoán lãi suất cả huy động và cho vay có thể giảm 0,25-0,5%/năm trong quý IV, tương đương giảm thêm cỡ khoảng 0,05-0,1%/năm từ nay đến năm 2020. VNDirect cũng lưu ý rằng lãi suất huy động ngắn hạn có thể giảm nhiều hơn so với lãi suất dài hạn.
>>> Xem thêm: Lãi suất có thể giảm tiếp nếu có thêm diễn biến bất lợi
Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy trong tháng 8/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã tăng trên 108.000 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi của dân cư tăng gần 13.000 tỷ đồng, còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng trên 95.100 tỷ đồng.
Như vậy, tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh trở lại trong tháng 8. Trước đó, vào tháng 7/2020, lượng tiền gửi khách hàng tại các tổ chức tín dụng có tín hiệu chững lại khi chỉ tăng gần 9.400 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi của dân cư tăng gần 4.900 tỷ đồng, còn lại khoảng 4.500 tỷ đồng là đến từ các tổ chức kinh tế.
Lũy kế 8 tháng năm 2020, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng tăng 5,46% lên gần 5,1 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 6,84% lên trên 4,2 triệu tỷ đồng.
Việc các tổ chức kinh tế đẩy mạnh gửi tiền vào hệ thống ngân hàng trong tháng 8/2020 cũng như lũy kế 8 tháng năm 2020 vẫn phù hợp với xu hướng chung hàng năm. Xu thế này có thể tiếp diễn từ nay đến hết năm 2020 bởi diễn biến dịch vẫn rất khó lường, do đó doanh nghiệp có xu hướng phòng thủ. Điều này khác biệt so với các năm trước khi tiền gửi của doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng thường chỉ tăng mạnh trong một vài tháng cuối năm, đặc biệt là trong tháng 11 và tháng 12.
>>> Xem thêm: Doanh nghiệp đẩy mạnh gửi tiền vào ngân hàng
Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Chính phủ gửi lên Quốc hội mới đây đã chỉ ra 11 khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42.
Thứ nhất là khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác triển khai, hướng dẫn từ các bộ, ngành và địa phương.
Thứ hai, việc phát triển thị trường mua, bán nợ hiện vẫn còn gặp một số khó khăn.
Thứ ba, cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSBĐ còn nhiều vướng mắc, dù đã được quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 42.
Thứ tư, việc thu giữ TSBĐ hiện nay vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của bên vay (đặc biệt trong trường hợp khách hàng không hợp tác, cố ý chây ỳ trong việc bàn giao TSBĐ). Đồng thời, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan tại địa phương trong một số trường hợp chưa kịp thời (như xác minh thông tin khách hàng, hỗ trợ thu giữ TSBĐ)… cũng làm ảnh hưởng đến công tác xử lý thu hồi nợ xấu.
Thứ năm, số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại tòa án hiện nay còn rất hạn chế, điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu nói chung.
Thứ sáu, để đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là TSBĐ của khoản nợ xấu, các văn phòng đăng ký đất đai yêu cầu TCTD/tổ chức mua bán nợ phải cung cấp văn bản về việc bàn giao tài sản thế chấp hoặc văn bản về việc bàn giao tài sản mua bán nợ (đối với tổ chức mua bán nợ).
Thứ bảy, mặc dù Nghị quyết số 42 quy định điều kiện chuyển nhượng TSBĐ của khoản nợ xấu là dự án bất động sản không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận, tuy nhiên trên thực tế, việc chuyển nhượng các dự án chưa có Giấy chứng nhận vẫn gặp phải khó khăn khi tiến hành các thủ tục chuyển nhượng tại các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tám, việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và việc nộp thuế khi chuyển nhượng TSBĐ gặp khó khăn do chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ chín, việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng bởi hiện nay quy định pháp luật chưa rõ ràng.
Thứ mười, công tác phối hợp trong hoạt động THADS chưa thật sự hiệu quả, việc kê biên, bán đấu giá, cưỡng chế bàn giao tài sản cho người mua đấu giá thành công còn chậm, nhiều vụ việc kéo dài.
Thứ mười một, việc giới hạn phạm vi lựa chọn tổ chức thẩm định giá cũng là một rào cản.
>>> Xem thêm: "Khơi dòng" nợ xấu bằng Nghị quyết 42: Vẫn còn nhiều điểm nghẽn
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI, niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) có thể mang lại nhiều lợi ích, trong đó cơ hội tăng vốn là lợi ích nổi bật nhất.
Cụ thể, niêm yết trên HoSE sẽ giúp các ngân hàng đủ điều kiện để giao dịch ký quỹ, qua đó cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu. Đồng thời, khiến nhà đầu tư đón nhận tốt hơn bởi giúp tăng tính minh bạch, cũng như độ tin cậy của thông tin doanh nghiệp công bố trên HoSE.
Niêm yết trên HoSE còn giúp các ngân hàng thu hút đầu tư từ các quỹ lớn, bởi một số quỹ không được phép đầu tư vào cổ phiếu UPCoM.
Dựa trên những lợi ích kể trên, giới đầu tư kỳ vọng các cổ phiếu ngân hàng khi lên sàn HoSE sẽ được định giá lại và điều này hỗ trợ giá cổ phiếu. Việc bán cổ phiếu trong tương lai để cải thiện tỷ lệ an toàn vốn theo đó có thể được thực hiện với mức giá tốt hơn.
SSI cho biết nhìn chung các ngân hàng không gặp khó khăn cụ thể nào khi chuyển niêm yết sang HoSE, xét theo các khía cạnh chính như vốn điều lệ, số năm hoạt động, ROE, kết quả kinh doanh, công bố thông tin, cổ đông.
Trong số 31 ngân hàng thương mại cổ phần, đang có 10 ngân hàng lớn đã niêm yết trên HoSE, 3 ngân hàng niêm yết trên HNX và 7 ngân hàng nhỏ trên UPCoM.
>>> Xem thêm: Vì sao các ngân hàng "đua" niêm yết trên HoSE?
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư này không áp dụng đối với trái phiếu do tổ chức tín dụng (TCTD), VAMC phát hành, mua bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trên thị trường quốc tế.
Điểm đáng chú ý đầu tiên trong dự thảo thông tư là quy định TCTD chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại năm liền kề trước năm mua TPDN, trừ trường hợp mua TPDN theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, TCTD cũng không được mua trái phiếu (bao gồm mua từ phát hành lần đầu và mua lại từ các tổ chức, cá nhân khác) của doanh nghiệp phát hành có phát sinh nợ xấu tại TCTD mua và tại TCTD khác trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm quyết định phê duyệt mua.
Điểm đáng chú ý thứ hai là quy định “TCTD mua TPDN với mục đích nắm giữ đến ngày đáo hạn, khi chuyển đổi mục đích nắm giữ trái phiếu và thực hiện bán TPDN này cho TCTD khác thì trong vòng 12 tháng không mua lại các TPDN đã bán và/hoặc trái phiếu phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với TPDN đã bán, trừ trường hợp bán TPDN theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật”.
>>> Xem thêm: 'Siết' quy định ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp vì lo nợ xấu, lách hạn mức tín dụng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.