Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sau 6 tháng hợp tác và ghi nhận những hiệu quả triển khai từ SeABank, IFC và các bên cho vay quốc tế đã quyết định tài trợ bổ sung thêm 70 triệu USD, nâng tổng gói tài trợ tín dụng và thương mại cho SeABank lên 220 triệu USD.
Nguồn vốn bổ sung được cung cấp bởi IFC và các tổ chức cho vay quốc tế như Banque Internationale de Commerce-BRED, BlueOrchard Microfinance Fund, KASIKORNBANK PCL, Quỹ OPEC cho phát triển quốc tế (OPEC Fund) và responsAbility Investments AG.
Gói tín dụng nhằm đồng hành cùng SeABank hỗ trợ nguồn vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do nữ làm chủ và tài trợ chống biến đổi khí hậu.
Cũng trong tuần qua, SeABank đã chuyển hội sở chính tới tòa BRG Tower tại số 198 Trần Quang Khải (phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Đường Trần Quang Khải là nơi quy tụ trụ sở chính của nhiều ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).
>>> Xem thêm: SeABank (SSB) được rót thêm 70 triệu USD từ IFC và 5 quỹ đầu tư quốc tế
Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HoSE: VIB) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2021 với lợi nhuận vượt 8.000 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với năm trước, tỷ lệ ROE đạt 31%.
Thu nhập lãi thuần đạt 12.000 tỷ đồng, tăng 39%. Tăng mạnh thu nhập lãi thuần đến từ việc VIB mở rộng biên lãi ròng (NIM) đạt 4,4%, thông qua tối ưu hóa chi phí sử dụng vốn, giảm đến 1,1% so với năm 2020.
Riêng trong quý IV, VIB ghi nhận lợi nhuận gần 2.700 tỷ đồng, là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của ngân hàng này, tiếp nối đà tăng trưởng kép về lợi nhuận trên 60% trong 5 năm liên tiếp 2016-2021.
Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản VIB ghi nhận gần 310.000 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt hơn 200.000 tỷ, tăng 19%. Tổng nguồn huy động đạt 280.000 tỷ đồng, tăng 27%. Tiền gửi CASA tăng trưởng 55%, chiếm tỷ trọng trên 16% tiền gửi khách hàng. Bán lẻ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính với tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 24% trong năm 2021, cho vay bán lẻ đóng góp gần 90% danh mục tín dụng trong đó 95% có tài sản đảm bảo.
>>> Xem thêm: VIB: Lợi nhuận năm 2021 vượt 8.000 tỷ đồng, tăng trưởng 38%
Thu nhập lãi thuần quý IV của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LietVietPostBank, HoSE: LPB) đạt hơn 2.755 tỷ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trừ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ hơn 8,4 tỷ đồng trong kỳ, các hoạt động ngoài lãi khác như dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán kinh doanh đều có lãi.
Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 15,6%, đạt hơn 311 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt hơn 19 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 2,3 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận lãi thuần giảm 86,5% so với cùng kỳ, đạt 4,5 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động của LienVietPostBank tăng 18% so với quý IV/2020, đạt hơn 3.034 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng 17%, đạt giá trị 1.764 tỷ đồng.
LienVietPostBank tăng trích lập dự phòng 15% so với cùng kỳ, chi phí dự phòng đạt hơn 15.434 tỷ đồng trong quý cuối năm.
Ngân hàng này báo lãi trước thuế hơn 835 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 22%.
Lũy kế cả năm 2021, LienVietPostBank lần lượt ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt hơn 9.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.639 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 50% so với mức thực hiện năm 2020.
>>> Xem thêm: Tăng trưởng lợi nhuận 50%, LietVietPostBank thu về hơn 3.600 tỷ cả năm 2021
Trong báo cáo nhận định ngành ngân hàng công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng năm 2022, việc các điều kiện kinh doanh được cải thiện sẽ hạn chế rủi ro tín dụng của nền kinh tế và từ đó thúc đẩy cung - cầu về tín dụng. Các gói cứu trợ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo niềm tin doanh nghiệp, cải thiện lưu thông và dòng tiền đồng thời giảm tổn thất tín dụng dự kiến với mức độ tùy thuộc vào quy mô, tiến độ và hiệu quả của gói kích thích và đà phục hồi.
Chính sách tiền tệ hỗ trợ năm 2022 sẽ tiếp tục được duy trì với dự kiến sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua tăng trưởng tín dụng. Kết hợp với điều kiện thanh khoản ổn định trong ngắn hạn, VDSC kỳ vọng tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm nay.
Về huy động, VDSC dự đoán sẽ có sự ổn định trong tăng trưởng, trong đó tiền gửi doanh nghiệp sẽ có tốc độ tăng tốt hơn tiền gửi dân cư. VDSC cho rằng tăng trưởng tín dụng (13-14%) sẽ vẫn cao hơn huy động (10-11%).
VDSC cho rằng triển vọng ngành ngân hàng năm 2022 tiếp tục được cải thiện trên nền tảng chính sách tiền tệ mở rộng, nền kinh tế phục hồi và rủi ro nền kinh tế cải thiện, trong khi áp lực tăng lãi suất dự kiến chỉ xuất hiện cuối năm 2022 và phân hóa từng ngân hàng.
Theo VDSC, nhóm ngân hàng quốc doanh sẽ có tốc độ tăng trưởng phân hóa và độ biến động lớn theo quý. Khối tư nhân dự kiến có tốc độ tăng trưởng phục hồi dần về phía cuối năm, điểm rơi về lợi nhuận dự kiến là quý II - quý III/2022", phía VDSC nhìn nhận.
>>> Xem thêm: VDSC: Ngân hàng tư nhân sẽ đón 'điểm rơi' lợi nhuận vào quý II và quý III/2022
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) ghi nhận thu nhập lãi thuần trong quý Iv giảm mạnh 72%, đạt hơn 171 tỷ đồng. Ngược lại, các hoạt động ngoài lãi như dịch vụ, mua bán chứng khoán đầu tư đều đạt tăng trưởng cao lần lượt ở mức 162% và 274%, tương ứng giá trị hơn 42 tỷ đồng và 269 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 21 tỷ đồng trong quý IV, cùng kỳ lãi hơn 8,8 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NCB đạt hơn 220 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ. Sauk hi trích lập dự phòng hơn 97 tỷ đồng và trích lập các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc hơn 326 tỷ đồng, NCB báo lỗ trước thuế hơn 203 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm, ngân hàng này chỉ ghi nhận vỏn vẹn hơn 2,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của NCB giảm 18% so với thời điểm đầu năm, đạt hơn 73.784 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng giảm 10% còn hơn 64.520 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng tăng nhẹ 3% lên hơn 41.615 tỷ đồng.
Đáng chú ý, về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu của NCB tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm, từ hơn 608 tỷ đồng lên hơn 1.249 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng tư mức 1,51% (đầu năm) lên 3%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.