Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo kế hoạch, ngày 8/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học (Ethanol) Phú Thọ - viết tắt là Dự án Ethanol Phú Thọ.
Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Vũ Quang Huy là chủ tọa phiên tòa. Ba kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (được biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) và một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố tại phiên tòa.
Có tổng số 12 bị cáo trong vụ án này gồm: Đinh La Thăng (sinh năm 1960, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN), Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - PVC), Vũ Thanh Hà (sinh năm 1962, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí - PVB), Trần Thị Bình (sinh năm 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN), Phạm Xuân Diệu (sinh năm 1960, nguyên Tổng Giám đốc PVC), Nguyễn Ngọc Dũng (sinh năm 1958, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC), Đỗ Văn Quang (sinh năm 1972, nguyên Trưởng ban Ban Kinh tế kế hoạch - sau là Ban Kinh tế đấu thầu, PVC), Nguyễn Xuân Thủy (sinh năm 1961, nguyên Phó Trưởng phòng Phòng đầu tư dự án, PVB), Khương Anh Tuấn (sinh năm 1975, nguyên Phó Trưởng phòng Phòng Thương mại, PVB), Lê Thanh Thái (sinh năm 1960, nguyên Trưởng phòng Phòng Kinh doanh, PVB), Hoàng Đình Tâm (sinh năm 1981, nguyên Kế toán trưởng PVB), Đỗ Văn Hồng (sinh năm 1967, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và xây lắp Dầu khí Kinh Bắc – PVC Kinh Bắc).
Trong đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về 2 tội: “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” (theo quy định tại Điều 224, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015) và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (theo quy định tại Điều 356, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015). Bị cáo Đỗ Văn Hồng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (theo quy định tại Điều 356, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015).
10 bị cáo còn lại bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” (theo quy định tại Điều 224, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015).
Có tổng số 31 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 12 bị cáo, trong đó, bị cáo Đinh La Thăng có 3 luật sư bào chữa, bị cáo Trịnh Xuân Thanh có 4 luật sư bào chữa. Bị cáo có nhiều luật sư bào chữa nhất là Vũ Thanh Hà với tổng số 6 luật sư bào chữa. Bị cáo Đỗ Văn Hồng không mời luật sư bào chữa.
Tòa cũng triệu tập 6 giám định viên và một số người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến dự phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, năm 2007, trong quá trình triển khai thực hiện dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu khu vực phía Bắc (tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ - gọi tắt là Dự án Ethanol Phú Thọ), mặc dù biết PVC chưa từng thực hiện dự án nào về lĩnh vực Ethanol, nhưng với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN, bị cáo Đinh La Thăng đã định hướng và chỉ đạo việc giao thầu cho PVC theo đề nghị của bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Quá trình thực hiện, do Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực nên Dự án Ethanol Phú Thọ liên tục bị chậm tiến độ. PVC sau đó cũng có báo cáo thừa nhận Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực để thực hiện dự án.
Tháng 3/2013, PVC đã đơn phương dừng thi công dự án và chưa có hạng mục nào hoàn thành. PVC đưa ra lý do dừng dự án là vì đơn vị gặp nhiều khó khăn về tài chính, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm quản lý và kết nối các giao diện về công nghệ...
Cáo trạng xác định, hậu quả từ hành vi làm trái các quy định của các bị cáo trong vụ án đã gây ra thiệt hại cho PVB hơn 543 tỷ đồng.
Ngoài ra, lợi dụng chức vụ, quyền hạn là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC có tỷ lệ góp vốn tại PVC Kinh Bắc, Trịnh Xuân Thanh đã bàn bạc với Đỗ Văn Hồng về việc đầu tư mua 3.400m2 đất tại thôn 1, thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Công nghệ Mefrimex bằng tiền tạm ứng cho thực hiện dự án của PVC.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo cán bộ dưới quyền tại PVC cho PVC-Kinh Bắc tạm ứng trái quy định 25 tỷ đồng. Nhằm hợp thức việc cho tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng trái quy định, Trịnh Xuân Thanh và Đỗ Văn Hồng bàn bạc, thống nhất làm các thủ tục để chuyển 21 tỷ đồng tạm ứng thành tiền góp vốn điều lệ của PVC tại PVC Kinh Bắc, trái quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ tổ chức hoạt động của PVC, gây thiệt hại cho PVC hơn 13 tỷ đồng.
Với mục đích sở hữu 3.400m2 nêu trên, năm 2011, Trịnh Xuân Thanh thành lập Công ty Mai Phương và yêu cầu Đỗ Văn Hồng ký hợp đồng chuyển nhượng khu đất trên cho Công ty Mai Phương với giá 23,8 tỷ đồng, nhưng chỉ thanh toán 20,8 tỷ đồng, hưởng lợi 3 tỷ đồng.
Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 10 ngày.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.