'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thế nhưng, giao dịch trên thị trường ô tô lại có nguy cơ đóng băng vì người tiêu dùng đã ngưng lại việc mua bán để chờ chính sách mới được áp dụng.
Theo Nghị quyết 84 của Chính phủ ban hành ngày 29/5 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh Covid-19, lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% tới hết năm 2020 nhằm kích thích tiêu dùng trong nước. Với chính sách này, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn khi mua xe ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước bởi đây là khoản phí lớn nhất mà người dùng phải chi trả.
"Khi đã có chủ trương thì phải làm nhanh, không được chần chừ hay chậm trễ. Những văn bản như thế này đã rõ mà không phải là quy định vấn đề mới, phức tạp nên tôi cho rằng chỉ cần vài ngày là xong. Càng kéo dài lâu càng khiến hiệu quả của chính sách không cao mà người dân càng bị mất niềm tin vào quyết sách của Chính phủ sau này" - TS. Ngô Trí Long. |
Chị Thanh Ngọc (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) hồ hởi chia sẻ đã có ý định mua ô tô từ năm trước nhưng vẫn chần chừ chưa thực hiện. Nay nghe tin giảm 50% lệ phí trước bạ, chị quyết sẽ “chốt hạ” luôn.
“Theo bảng giá công bố để tính phí trước bạ, xe Hyundai Accent có giá từ 425 - 534 triệu đồng, phí trước bạ tại TP.HCM là 10% thì nếu mua trước đây, tôi phải đóng từ 42 - 53 triệu đồng. Nếu được giảm 50% thì số tiền còn đóng chỉ khoảng 21 - 26 triệu đồng”, chị Ngọc tính toán và cho biết nếu mua xe Grand i10 có giá từ 333 - 414 triệu đồng/xe, chị sẽ giảm được khoảng 16 - 20 triệu đồng.
“Giảm vài chục triệu đồng như vậy là quá thích, đây là cơ hội hiếm có nên chắc mua luôn. Nhưng mình hỏi một số đại lý thì phải chờ có hướng dẫn từ Bộ Tài chính mới thực hiện. Vậy thì tạm dẹp sang một bên đã”, chị Thanh Ngọc nói.
Còn đối với những người mua xe có giá trị cao hơn thì khoản tiền giảm được càng nhiều. Ví dụ, người mua xe Vinfast Lux A2.0 có giá từ 1,2 - 1,37 tỷ đồng tại TP.HCM trước đây đóng lệ phí trước bạ từ 120 - 137 triệu đồng/xe thì sắp tới sẽ giảm được 60 - 68 triệu đồng/xe hay giảm được hơn 90 triệu đồng lệ phí trước bạ nếu mua dòng xe Lux SA2.0 có 7 chỗ...
Hiện tại, các thương hiệu ô tô kinh doanh tại VN đang phân phối ra thị trường gần 40 mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước, bao gồm nhiều thương hiệu như VinFast, Mercedes, Toyota, Mazda, KIA, Honda, Ford… Theo tính toán sơ bộ của một số cửa hàng, lệ phí trước bạ giảm 50% sẽ giúp người mua ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tiết kiệm khoảng từ 15 triệu - hơn 200 triệu đồng/xe so với trước đây.
Ông Tú Minh, chủ một đơn vị chuyên kinh doanh xe ô tô tại TP.HCM, cho biết rất nhiều khách hàng đã trao đổi và đang chờ chính sách này được ban hành cụ thể để “xuống tiền” sở hữu xe. Thậm chí, nhiều người dù chưa có kế hoạch mua xe trong năm nay cũng bị kích thích vì mức giảm khá hấp dẫn. Điều này sẽ góp phần tạo ra sức cầu cho thị trường ô tô nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đặc biệt thị trường xe lắp ráp trong nước sẽ được kích hoạt sau khi bị giảm sút nặng nề do tác động của dịch Covid-19.
Thế nhưng, nếu không nhanh chóng áp dụng, ngành ô tô có thể bị ảnh hưởng trầm trọng do giao dịch trên thị trường đang có dấu hiệu đình trệ vì khách hàng ngưng giao dịch để chờ áp dụng quy định mới.
Đáng nói, Nghị quyết 84, Chính phủ cũng cho phép xây dựng một nghị định mới theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm tạo hành lang pháp lý, bảo đảm sự hỗ trợ kịp thời, công khai, minh bạch. Thế nhưng bao giờ người dân được “hưởng” quy định này thì vẫn chờ vào Bộ Tài chính.
Theo luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Công ty luật Basico, việc Chính phủ ra Nghị quyết giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước mới chỉ là định hướng. Việc hướng dẫn thực hiện cụ thể sẽ còn phải chờ Bộ Tài chính. Thời gian ban hành nghị định mới có khi vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài vài tháng tùy thuộc vào cơ quan soạn thảo.
Thế nhưng, trong trường hợp này, luật sư Trương Thanh Đức cho rằng cần phải được áp dụng ngay mới có hiệu quả như Chính phủ đề ra là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong nước.
“Người mua xe hiện nay đều dừng lại để chờ đợi được giảm 50% lệ phí trước bạ khiến sản xuất cũng bị ách tắc, hoạt động buôn bán phân phối cũng tạm ngưng. Điều này cho thấy chính sách tốt nhưng chậm ngày nào cũng gây mất mát lớn cho nền kinh tế cả nước.
Thậm chí với các giải pháp mang tính cấp bách như trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, các quyết định đi kèm cần phải được ban hành ngay cùng với Nghị quyết của Chính phủ và áp dụng luôn từ ngày 1.6 mới đúng tinh thần hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp hay người dân”, luật sư Trương Thanh Đức phân tích thêm.
Đồng quan điểm, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), nhận xét: Chính phủ đã gật đầu nhưng người dân, doanh nghiệp trên cả nước phải chờ và chưa biết thời gian cụ thể là chưa thể hiện đúng tính khẩn cấp của chính sách.
Hơn nữa, chính sách giảm giá này đã được Chính phủ nêu rõ chỉ thực hiện đến ngày 31/12/2020. Nếu như nghị định chi tiết kéo dài đến 2 - 3 tháng sau mới ban hành thì thời gian thực hiện còn lại không nhiều, không thể phát huy được hiệu quả như mong muốn. Vì người mua xe tất nhiên sẽ tiếp tục chờ đến khi nào được áp dụng chính sách mới.
TS Ngô Trí Long nhấn mạnh, chính sách kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất này sẽ tạo ra động lực cho ngành ô tô trong nước vượt qua khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và có cơ hội phát triển hơn. Không chỉ thế, để sản xuất được 1 chiếc ô tô còn có nhiều ngành công nghiệp phụ trợ cùng phát triển.
Vì vậy, khi ngành ô tô đi lên sẽ kéo theo rất nhiều ngành nghề và tạo ra hàng ngàn việc làm trong xã hội. Do đó, Bộ Tài chính cần phải trình Chính phủ ban hành nghị định chi tiết về giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước càng nhanh càng tốt.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.