Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: Cục diện thế giới sắp tới sẽ lẫn lộn, Việt Nam có 3 việc phải làm

Tào Minh - 05/12/2018 10:12 (GMT+7)

(VNF) – Theo nhận định của nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, trong thời gian tới sẽ diễn ra cục diện là trật tự kinh tế cũ không mất hẳn nhưng trật tự mới cũng không thắng thế hoàn toàn. Đó là một sự hỗn hợp, ai thắng ai thua chưa thể nói trước. Các nước, trong đó có Việt Nam, phải đón lấy một cục diện lẫn lộn.

VNF
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan

Phát biểu tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam 2018, tổ chức sáng nay (5/12), nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng trước mắt, khả năng bùng phát một cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ là không nhiều. Nguyên nhân là các nền kinh tế lớn hiện nay chưa có dấu hiệu suy thoái, mặc dù có suy giảm. Bên cạnh đó, sau khủng hoảng 2008, thế giới đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng tương tự, trong đó việc củng cố hệ thống tài chính - ngân hàng được chú trọng. Tuy nhiên, ông Vũ Khoan vẫn cho rằng từ nay đến năm 2030, việc có khủng hoảng hay không còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố.

“Chưa ai nói trước được tình hình, chỉ còn cầu trời là không xảy ra, nếu không kinh tế Việt Nam sẽ ảnh hưởng nặng nề”, nguyên Phó thủ tướng nói.

Nhận định về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng cuộc chiến này sẽ diễn biến theo đồ thị hình sin, có lúc lên, có lúc xuống, có lúc căng lên, có lúc dịu đi.

“G20 đã chứng kiến một vài dấu hiệu ‘hoãn binh kinh tế’. Trong những năm tới, thế giới sẽ phải đối mặt với một hiện tượng là cạnh tranh thương mại diễn ra với nhiều dạng khác nhau và diễn biến phức tạp. Nó không chỉ liên quan đến thương mại mà còn là chính trị an ninh. Đây là một cuộc cạnh tranh về vị thế trên thế giới”, ông nói.

Ông Vũ Khoan cho rằng trong thời gian tới sẽ diễn ra cục diện là trật tự kinh tế cũ không mất hẳn nhưng trật tự mới cũng không thắng thế hoàn toàn. Đó là một sự hỗn hợp, ai thắng ai thua chưa thể nói trước. Các nước, trong đó có Việt Nam, phải đón lấy một cục diện lẫn lộn.

Ông khẳng định cách tiếp cận tốt nhất là 3 trong 1, tức là trong 1 cách đối phó có 3 việc để làm. Thứ nhất là giảm độ chấn thương của nền kinh tế. “Cho đến nay các văn kiện chính thức đã gợi ý gia tăng nội lực, trong khi vẫn là tích cực để tranh thủ nguồn lực của thế giới”.

Biện pháp thứ hai là tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế phấn đấu cho một thế giới tự do thương mại.

Biện pháp thứ 3 là phải thích nghi với thay đổi. “Rõ ràng thế giới đang bước vào thời kỳ mới nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Mô hình phát triển của các quốc gia sẽ thay đổi sâu sắc. Mỗi cuộc cách mạng đi qua đều hình thành các phương hướng và mô hình phát triển mới, chắc chắn Việt Nam phải tiếp cận.

“Từ nay đến năm 2030, giai đoạn tuổi già bắt đầu, thế mạnh về lao động rẻ giảm đi rất nhiều, tài nguyên thiên nhiên bị hạn chế rất nhiều, chắc chắn phải chuyển sang mô hình mới dựa vào khoa học công nghệ. Đây là điều bắt buộc phải làm. Chúng ta phải chọn gen gì là gen trội để phát triển kinh tế”, nguyên Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Theo ông, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định mô hình phát triển của Việt Nam. Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực, trong thời điểm mới liên quan đến cả 3 tầng lớp: những người sáng tạo, những người vận hành và rộng hơn là toàn thể xã hội.

“Lịch sử loài người chứng kiến sự lên xuống của các quốc gia, nước cũ yếu đi, nước mới ngoi lên. Dự báo sự va đập giữa các cường quốc mới nổi và các cường quốc yếu đi sẽ có thể dẫn tới chiến tranh. Nếu không, sự cạnh tranh cũng sẽ rất gay gắt. Sức nóng của cạnh tranh không kém gì trong Chiến tranh Lạnh.

“Điều này sẽ ảnh hưởng đến thế giới và Việt Nam. Có lẽ đã đến lúc các nước Đông Nam Á chọn đứng về bên nào. Tôi cho rằng Việt Nam phải chọn nhưng không phải đứng về ai mà đứng về lợi ích nào. Tôi nghĩ Việt Nam nên chọn hoà bình, hợp tác; đã đa dạng hoá, đa phương hoá thì càng phải đa dạng và đa phương hoá hơn nữa”, nguyên Phó thủ tướng nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Chiều 20/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội khóa XV bầu và thông qua nghị quyết với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.