Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 21/9, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ phối hợp với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xăng dầu. Tại đây, các DN chỉ ra hàng loạt quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn và đề nghị cơ quan chức năng lắng nghe, có giải pháp điều hành hợp lý.
Ông Nguyễn Đức Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dầu khí Sơn Hải, thương nhân phân phối xăng dầu từ năm 2011 nêu thực tế: Từ tháng 7 đến nay, mức chiết khấu (hoa hồng) cho các nhà bán lẻ xăng dầu rất thấp, có thời điểm bằng 0. Trong khi đó, hiện chi phí tối thiểu cho 1 lít xăng dầu từ cảng đầu nguồn đến khâu bán lẻ của công ty từ hơn 1.100 đến hơn 1.300 đồng/lít xăng dầu.
“Với mức chiết khấu như trên, thương nhân chúng tôi càng bán càng lỗ, chi phí không đủ bù đắp chi phí kinh doanh cố định, lỗ chồng lỗ” - ông Hạnh nói.
Cùng chung cảnh ngộ, bà Nguyễn Thị Sinh, Công ty TNHH MTV Xăng dầu Chiến Thắng, cho hay đang nhận chiết khấu 0 đồng, thậm chí nguồn hàng còn khan hiếm.
Bà nói: “Nhà bán lẻ xăng dầu không yêu cầu có lãi ở thời điểm hiện nay nhưng cơ quan quản lý phải làm sao để chúng tôi đủ chi phí trả lương cho người lao động”.
Ngày 21/9, giá xăng E5 giảm 450 đồng, còn 21.780 đồng/lít; xăng A95 giảm 630 đồng, còn 22.580 đồng/lít. Giá dầu diesel giảm 1.650 đồng, còn 22.530 đồng/lít.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó chủ tịch Chi hội Xăng dầu (Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam), đồng thời là giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ và xây lắp Dầu Khí, cho hay: Có ý kiến cho rằng cửa hàng xăng dầu găm hàng trục lợi. Nhưng thực tế chúng tôi chỉ được hưởng một phần chiết khấu của công ty đầu mối, nếu chúng tôi được lợi 1 thì họ được lợi đến 10. Hơn nữa với sức chứa của cửa hàng xăng dầu ít nên dù có găm thì cũng không được bao nhiêu mà nếu quản lý thị trường phát hiện lại bị xử phạt, rút giấy phép kinh doanh.
“Với các công ty xăng dầu, giấy phép bán lẻ xăng dầu có giá trị hơn cả sổ hồng. Vì vậy chúng tôi không dám và không có khả năng găm, mà nếu găm thì chúng tôi bị thiệt hại hơn rất nhiều”, bà Hường chia sẻ.
Tại hội nghị, các DN cũng chỉ ra nhiều quy định vô lý, không bám sát thực tiễn, gây phiền hà, tăng chi phí cho DN xăng dầu.
Bà Lê Thị Nhã, chủ DN tư nhân xăng dầu Văn Phúc, nêu những bất cập từ quy định mỗi đại lý xăng dầu chỉ được mua từ một nhà phân phối. Theo bà, quy định này triệt tiêu tính cạnh tranh.
“Mục đích của quy định này để dễ dàng quy trách nhiệm cho từng công đoạn trong khâu phân phối là chưa có sức thuyết phục. Bởi không cần quy định này vẫn có thể quản lý chất lượng xăng dầu không hề khó” - bà Nhã nhấn mạnh và kiến nghị bỏ quy định tổng đại lý, đại lý chỉ lấy hàng từ một nguồn duy nhất.
Ông Ngô Trung Sơn, đại diện Công ty Xăng dầu Trung Sơn, cho hay một cây xăng đã xuống cấp nhưng muốn sửa chữa thì vô cùng khó khăn vì bị ràng buộc bởi hàng loạt quy định. Ví dụ để xin được một giấy phép sửa chữa hoặc cấp mới một cây xăng tại Hà Nội phải qua 7-8 cơ quan với một rừng thủ tục.
Chưa hết, trong quy định về cây xăng yêu cầu phải có phương án chống sự cố tràn dầu. Đây là quy định không hợp lý, chỉ phù hợp với phương tiện vận tải trên sông. Bởi với các cây xăng, bể chỉ có dung tích 10-20 m3, hệ thống kín, khi nhập hàng cũng phải nhập kín để tránh bay hơi, hao hụt...
“Quy định về cây xăng phải cách ngã ba, ngã tư 30-50 m cũng bất cập vì các nước không ai quy định như vậy” - ông Sơn bức xúc.
Đại diện Công ty Xăng dầu Trung Sơn cũng cho rằng nếu cơ quan chức năng kiểm soát giá song lại không tính đúng, tính đủ chi phí cho các DN thì họ lỗ, không tha thiết bán hàng. Khi đó, họ sẽ tìm mọi cách để đóng cửa, nghỉ bán.
“Quy định không phù hợp với thực tế thì không thể quản lý được. Dù lực lượng quản lý thị trường có đông đảo đến đâu, 10.000 hay 100.000 người thì cũng không thể quản lý nổi. Hệ quả sẽ ảnh hưởng đến người dân” - ông Sơn nhấn mạnh.
Tại hội nghị, ông Hoàng Anh Tuấn, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương, cho biết: "Liên quan đến vấn đề điều hành, chiết khấu xăng dầu, chúng tôi là đơn vị tham mưu chính sách. Bản chất cuối cùng của chính sách là thực tiễn, thực tiễn DN đang đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi tiếp thu và sẽ tham mưu điều chỉnh làm sao cho phù hợp với thực tiễn phát sinh".
Tuy nhiên, với vấn đề chiết khấu thấp như hiện nay, các DN bán lẻ với các DN đầu mối cần có đàm phán, chia sẻ với nhau trong thời điểm khó khăn.
“Về chi phí định mức, chúng tôi đã tham mưu gửi Bộ Tài chính để tiếp cận sát với thực tế thị trường. Bộ Công Thương cũng đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài chính xem xét, tính toán lại chi phí kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên vấn đề này đến nay vẫn chưa được giải quyết”, ông Tuấn cho biết.
Liên quan đến vấn đề rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu, ông Tuấn cho hay: “Quan điểm ở góc độ điều hành là phải hài hòa giữa nhà nước - DN và người dân. Chúng tôi ghi nhận kiến nghị của DN để tham mưu với cấp có thẩm quyền”.
Bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó chủ tịch Chi hội Xăng dầu thuộc Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, kiến nghị liên bộ Tài chính - Công Thương khi đưa ra mức giá bán lẻ phải đảm bảo đủ chi phí cho các khâu lưu thông, “tránh việc hạ giá để lấy thành tích nhưng tăng lỗ cho DN”.
Đồng quan điểm, nhiều công ty xăng dầu cũng kiến nghị cơ quan chức năng nên thả nổi mặt hàng xăng theo thị trường. Các DN cũng kiến nghị rút ngắn thời gian giữa hai kỳ điều chỉnh giá. Theo đó phải điều hành kể cả trong ngày nghỉ, lễ, tết để tránh những kỳ nghỉ kéo dài năm ngày, bảy ngày, thậm chí chín ngày mà không được điều chỉnh khiến thị trường méo mó, trở lại như thời bao cấp.
Đặc biệt, các công ty xăng dầu kiến nghị Bộ Tài chính sớm cập nhật, xem xét tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh thực tế của các DN; có quy định yêu cầu các đầu mối nhập khẩu cho các tổng đại lý, đại lý mức hoa hồng tối thiểu để đảm bảo đủ chi phí trong kinh doanh.
Xem thêm >> Xăng giảm 450-630 đồng/lít, về mức thấp nhất từ đầu năm
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.