Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Liên quan đến nhà máy tuyển quặng sắt Vũ Quang dừng hoạt động, hơn 100.000 tấn quặng sắt vẫn đang phơi sương, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản đôn đốc các sở, ban ngành và địa phương xử lý, báo cáo UBND tỉnh.
Theo văn bản, sau khi xem xét báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc xử lý đề xuất của UBND huyện Vũ Quang đối với dự án nhà máy tuyển quặng sắt Vũ Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà cho rằng: “Dự án trên đã được đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động nhưng đã ngừng hoạt động hơn 10 năm. Tuy vậy, thời gian qua, các sở, ngành, địa phương đã chưa kịp thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án theo quy định”.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, UBND huyện Vũ Quang khẩn trương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án; chủ động làm việc với Công ty TNHH MTV Sắt Vũ Quang để thực hiện các thủ tục liên quan; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/10/2023.
Trước đó, như VietnamFinance đã thông tin, dự án nhà máy tuyển quặng sắt Vũ Quang thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh đầu tư xây dựng vào năm 2008 với tổng số vốn đầu tư hơn 158 tỷ đồng trên diện tích 19ha tại xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang (nay xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh).
Vào tháng 5/2009, nhà máy chính thức đi vào hoạt động với mục tiêu đạt khối lượng 500.000 tấn quặng/năm, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thép Vạn Lợi (khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh).
Tuy nhiên, từ năm 2010, nhà máy Vạn Lợi bị “chết yểu” vì thiếu vốn, khiến nguyên liệu mà nhà máy sản xuất ra không thể tiêu thụ. Thời điểm đó, nhà máy tuyển quặng sắt Vũ Quang vẫn hoạt động cầm chừng, tuy nhiên cầm cự được gần 2 năm thì chính thức ngừng hoạt động do nợ xấu lên đến gần 100 tỷ đồng.
Trước thực trạng trên của nhà máy tuyển quặng sắt Vũ Quang, tháng 8/2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định thu hồi giấy phép khai thác mỏ sắt với lý do: “Sau hơn chín năm, kể từ ngày giấy phép khai thác khoáng sản có hiệu lực, Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh không thực hiện đầu tư khai thác khoáng sản mà không có lý do bất khả kháng; không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định”.
Hiện nay, sau hơn 10 năm bỏ hoang, hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất của nhà máy đã hư hỏng, hoen gỉ. Khung cảnh ngổn ngang, đìu hiu... cùng 80.000 tấn quặng nằm phơi sương hơn 10 năm nay gây lãng phí mà chưa có lối thoát…
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.