Nhận định cổ phiếu ngày 30/3: ANV, MWG và PTB

Huy Hoàng - 30/03/2022 08:44 (GMT+7)

Nhận định cổ phiếu đáng chú ý của một số công ty chứng khoán đưa ra trước phiên giao dịch ngày 30/3, bao gồm: ANV, MWG và PTB.

Nhận định cổ phiếu ngày 30/3: ANV, MWG và PTB

Nhận định cổ phiếu ngày 30/3: ANV, MWG và PTB

NH Việt Nam: Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu ANV, giá mục tiêu 45.000 đồng

Nhìn chung, Công ty Cổ phần Nam Việt (HoSE: ANV) là một trong các công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất tại Việt Nam. Ngoài các sản phẩm cá tra và sản phẩm giá trị gia tăng, công ty còn có các phụ phẩm khác như dầu cá, mỡ cá và mới có thêm mảng điện mặt trời từ đầu năm 2021.

ANV xuất khẩu cá tra đông lạnh tới hơn 100 thị trường trên khắp thế giới. Sau khi việc xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc gặp khó khăn kể từ khi có dịch Covid-19, thì Thái Lan đang là quốc gia tiêu thị sản phẩm của ANV nhiều nhất, theo sau là Mexico và Brazil. Nhà máy C&G của công ty được khởi công vào tháng 12/2021. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, các sản phẩm Collagen và gelatin được kỳ vọng sẽ đóng góp vào 10% lợi nhuận của công ty. Dự án này là một phần trong tổ hợp chuỗi hệ thống sản xuất khép kín quy mô lớn của Navico, từng bước chuyển đổi cơ cấu sang các sản phẩm giá trị gia tăng có hàm lượng kỹ thuật cao.

Về tài sản, ANV phụ thuộc nhiều vào nợ vay, chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn và có chỉ số sợ cao hơn hẳn so với các công ty khác cùng ngành. Trong năm 2021, nợ ngắn hạn của công ty tăng 9%, nợ dài hạn tăng tới 32% so với đầu năm do phải bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh khó khăn, dòng tiền về thấp.

Quý IV năm 2021, doanh thu thuần của ANV tăng 13% trong khi lợi nhuận gộp tăng 23% do giá bán cá tra tăng mạnh cộng với việc sở hữu lượng hàng tồn kho giá thấp nhờ việc tự chủ được nguồn nguyên liệu. Chi phí tài chính tăng mạnh 49% do chi phí lãi vay tăng cao. SG&A cũng tăng 49%chủ yếu do chi phí vận chuyển và phí cước tàu. Quản lý chi phí không tốt khiến cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 7%, lợi nhuận sau thuế giảm 38%.

Mỹ là thị trường có mức giá bán cá tra đông lạnh cao hơn hẳn các thị trường khác nên việc tái gia nhập thị trường này sẽ rất có lợi cho doanh nghiệp. Công ty cho biết có thể xuất khẩu ít nhất 50-70 containers/tháng sang Mỹ, chiếm 20% tổng doanh thu xuất khẩu hàng tháng.

Về tình hình xuất khẩu, thủy hải sản của Nga gặp nhiều khó khăn do chịu các biện pháp trừng phạt và chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn. Trong bối cảnh nhu cầu cá tra trên toàn cầu vẫn tăng cao, việc thiếu đi nguồn cung từ Nga sẽ là cơ hội cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam. Các nước như Mỹ, EU đang đưa ra các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với hàng hóa từ Nga.

Xuất khẩu cá tra đang phục hồi sau 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Giá trị xuất khẩu đều tăng trưởng mạnh ở hầu hết các thị trường. Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường lớn của ANV như Trung Quốc và EU đều tăng trưởng tốt. Cụ thể, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2022 tăng 240% so với cùng kỳ, thị trường EU tăng 76%. Tại Mexico, thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 của ANV hiện nay cũng có mức tăng là 23%. Ngoài ra, 2 thị trường xuất khẩu hàng đầu của ANV là Thailand và Brazil cũng có mức tăng khá tốt.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu ANV của Công ty TNHH Chứng khoán NH Việt Nam tại đây.

imoney-WWG

SSI: Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MWG, giá mục tiêu 174.000 đồng

Trong 2 tháng đầu năm 2022, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) đạt 25.383 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 17% so với cùng kỳ) và 1.077 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 18% và 17% kế hoạch cả năm. SSI lưu ý rằng Tết Nguyên đán 2022 đến sớm hơn, do đó, doanh thu mùa cao điểm chủ yếu được ghi nhận vào quý IV 2021 chứ không phải quý I 2022. Lợi nhuận ròng 2 tháng đầu năm 2022 được cho rằng tăng trưởng yếu do doanh thu/tháng của Bách Hoá Xanh chưa phục hồi và chi phí khuyến mãi online nhiều.

Ngoài phụ trách Thế giới di động và Điện máy xanh, ông Đoàn Văn Hiểu Em hiện còn phụ trách chuỗi nhà thuốc (An Khang) và chuỗi AVA mới (thời trang, thể thao, chăm sóc trẻ em, xe đạp và trang sức). Tính đến tháng 2/2022, MWG có 14 cửa hàng AVA độc lập (tăng 14 cửa hàng so với đầu năm), 205 cửa hàng An Khang (tăng 27 cửa hàng so với đầu năm). Hoạt động của chuỗi AVAKids rất đáng khích lệ trong giai đoạn thử nghiệm, vì vậy MWG quyết định mở thêm 30-50 cửa hàng AVAKids để khai thác nhu cầu khách hàng cao của chuỗi này.

Khi số ca nhiễm mới tăng nhanh trong thời gian gần đây, người tiêu dùng ngày càng lựa chọn phương thức mua hàng online để tránh đám đông. Để duy trì tính cạnh tranh so với các đối thủ thương mại điện tử(e-commerce), MWG đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, do thu nhập hộ gia đình vẫn ở mức thấp, nên việc giảm giá sâu để thu hút nhiều khách hàng là điều cần thiết thay vì chỉ tập trung vào khả năng sinh lời ngắn hạn. Doanh thu online hiện chiếm 19% tổng doanh thu ICT (so với mức 14% trong năm 2021).

Ngày 15/3/2022, MWG công bố hợp tác chiến lược với Tập đoàn Erajaya để mở chuỗi Era Blue, bán hàng điện tử tiêu dùng tại Indonesia. Cửa hàng Era Blue đầu tiên sẽ được mở vào giữa năm 2022. Tập đoàn Erajaya điều hành hơn 1.200 cửa hàng ở Indonesia, bao gồm chuỗi điện thoại di động (Erafone) và chuỗi cửa hàng của hãng Apple, Samsung, Xiaomi, cũng như các chuỗi viễn thông và các chuỗi khác (The Face Shop, Urban Republic, Paris Baguette). Năm 2011, Erajaya trởthành nhà bán lẻ hiện đại số 1 về các sản phẩm ICT tại Indonesia tính theo thị phần (không bao gồm điện tử tiêu dùng).

Thị trường bán lẻ điện tử tiêu dùng ở Indonesia vẫn còn phân mảnh, với kênh thương mại hiện đại chỉ chiếm chưa đến 15% thị phần. Với chuyên môn của MWG trong lĩnh vực bán lẻ điện tử tiêu dùng và khả năng vận hành hơn 5.000 cửa hàng trên toàn quốc, năng lực đã được chứng minh cùng với sự am hiểu thị trường địa phương của Erajaya có thể là động lực vững chắc để liên doanh cùa 2 bên trở thành nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng hàng đầu ở Indonesia trong 5 năm tới.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu MWG của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI tại đây.

imoney-PTB

Agriseco: Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PTB, giá mục tiêu 150.000 đồng

Công ty Cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) là doanh nghiệp đa ngành với 2 mảng đóng góp lợi nhuận chính là gỗ và đá, bên cạnh đó mảng bất động sản cũng được đẩy mạnh triển khai những năm gần đây. Trong quý IV năm 2021, công ty đã tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng với việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 1.761 tỷ đồng và 129,4 tỷ đồng.

Qua đó, trong cả năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 6.493 tỷ đồng và 526,3 tỷ đồng, tăng trưởng 16% và 39% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả kinh doanh ấn tượng của PTB được đóng góp bởi tăng trưởng của mảng gỗ và ghi nhận từ dự án Bất động sản Phú Tài Residence. Sang năm 2022, Agriseco đánh giá triển vọng của doanh nghiệp tiếp tục khả quan với động lực tới từ các mảng kinh doanh chính.

Công suất chế biến gỗ của PTB trong 2021 đạt 84.000 m3/năm (tăng 30%) với nhà máy gỗ Phù Cát hoàn thành giai đoạn 2 và vận hành từ tháng 7/2021, giai đoạn 3 dự kiến triển khai trong năm nay đưa công suất lên 102.000 m3/năm. Về đầu ra, SSI kỳ vọng PTB tiếp tục hưởng lợi từ các thị trường xuất khẩu trong đó có Mỹ khi nhu cầu sản phẩm gỗ tăng lên phục vụ cho nguồn cung bất động sản trong 2022. Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục là nhà xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ thay cho Trung Quốc khi quốc gia này đang bị áp một mức thuế cao hơn trước.

Việc Nga cấm xuất khẩu các sản phẩm gỗ được cho là sẽ không ảnh hưởng đến PTB khi doanh nghiệp chủ yếu nhập gỗ nguyên liệu từ Nam Mỹ, châu Phi.

PTB sở hữu 11 mỏ đá với trữ lượng khoảng 53 triệu m3, thời hạn khai thác trung bình trên 20 năm, còn khá dài so với các doanh nghiệp ngành đá niêm yết khác. Đây là mảng có biên lợi nhuận gộp cao và ổn định (trên 30%). Bên cạnh mảng đá tự nhiên, nhà máy đáthạch anh nhân tạo tại Nhơn Trạch, Đồng Nai với tổng mức đầu tư 274 tỷ đồng, công suất 450.000 m2/năm cũng đi vào vận hành trong năm 2021.

Dự án Phú Tài Residence tiếp tục ghi nhận khoảng 750 tỷ đồng doanh thu cònlại trong 2022 với biên lợi nhuận khoảng 35%. Tiếp nối thành công từ dự án Phú Tài Residence, dự án chung cư ở đường Hoàng Văn Thụ, trung tâm thành phố Quy Nhơn được khởi công xây dựng từ tháng 6/2022 và có thể được mở bán từ cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, dự án kỳ vọng đem về khoảng 850 tỷ đồng doanh thu và 255 tỷ đồng lợi nhuận.

Quý độc giả quan tâm có thể đọc báo cáo nhận định cổ phiếu PTB của Công ty Cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) tại đây.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

Thủ tướng gợi ý phát hành trái phiếu Chính phủ làm đường Vành đai 4 TP. HCM

(VNF) - Tìm phương án cân đối nguồn vốn đầu tư dự án Vành đai 4 TP. HCM, Thủ tướng nhấn mạnh cần huy động cả vốn Trung ương và địa phương, nghiên cứu hợp tác công - tư, phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

Cao tốc 19.700 tỷ do Geleximco đề xuất có diễn biến mới

(VNF) - Tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài khoảng 60,9km. Trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định là 27,6km, đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Bình là 33,3km.

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

'Bật đèn xanh' cho VEC đầu tư mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành

(VNF) - Trước mắt, lãnh đạo Chính phủ đồng ý giao VEC lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc TP. HCM - Long Thành.

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

Không còn ‘game’ tài chính, Xuân Mai Corp báo lỗ quý I

(VNF) - Mặc dù doanh thu thuần tăng gấp đôi, song do không còn khoản thu từ hoạt động tài chính như cùng kỳ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) ngậm ngùi báo lỗ trong quý I/2024.

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

Doanh thu BĐS ‘sụp đổ’, QCG chật vật thoát lỗ nhờ bán vốn

(VNF) - Quý I/2024, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) ghi nhận sự sụt giảm mạnh về doanh thu, nhất là doanh thu bất động sản. Phải nhờ tới khoản lãi từ chuyển nhượng vốn góp, công ty mới thoát khỏi tình cảnh thua lỗ.

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng; thanh tra ngay các DN kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng, xử lý sở hữu chéo ngân hàng. Tỷ giá VND/USD được dự báo sẽ lên đỉnh 25.600 đồng/USD. Tỷ giá tăng đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Tuần tới, giá dầu xăng vào đợt giảm mạnh tới 1.400 đồng/lít?

Theo dự báo của lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều chỉnh vào thứ Năm (ngày 9.5), giá xăng RON 95 có thể giảm tới 1.400 đồng/lít; xăng E5 RON 92 có thể giảm 1.200 đồng/lít, dầu DO dự báo giảm 900 đồng/lít.

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

‘Giải cứu’ BOT thua lỗ: Gánh nặng hàng chục nghìn tỷ nợ ngân hàng

(VNF) - Tám BOT thua lỗ khiến chính nhà băng đau đầu với hơn 15.000 tỷ đồng cho vay chưa thể thu hồi hết. Nếu ngân sách ‘giải cứu’ BOT thua lỗ thì sẽ giải quyết ra sao với khối nợ này?.

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Thiếu tiền làm Vành đai 4 - TP.HCM, Bộ trưởng gợi ý tự vay tự trả, đừng trông chờ ngân sách

Để có đủ vốn xây dựng Vành đai 4 - TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý, chúng ta có khả năng tách dự án này riêng ra không, đừng đặt vào trong ngân sách chung quốc gia. Ví dụ như cho phát hành trái phiếu riêng của dự án này. Các tỉnh đi vay, sau này các tỉnh tự trả lại.

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với  chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

Mua bông tai Cartier nạm kim cương với chỉ 13 USD do... lỗi đánh máy

(VNF) - Do lỗi đánh máy trên trang web của Cartier, đôi bông tai bằng vàng nạm kim cương trị giá 13.600 USD đã được một vị khách hàng may mắn mua lại với giá chỉ 13 USD.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.