Nhật xả nước thải hạt nhân Fukushima: Trung Quốc sẽ tham gia giám sát

Minh Đăng - 27/04/2021 09:08 (GMT+7)

(VNF) - Các chuyên gia Trung Quốc sẽ cùng tham gia vào nhóm công tác của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) giám sát kế hoạch xả nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển của Nhật Bản.

VNF
Các chuyên gia Trung Quốc sẽ tham gia giám sát xả nước thải ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Ảnh minh họa).

Trong thông báo phát ra ngày 26/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết IAEA xác nhận sẽ mời các chuyên gia Trung Quốc tham gia nhóm công tác kỹ thuật để giám sát phương án xử lý nước thải hạt nhân từ nhà máy Fukushima số 1 ra biển.

Ông Uông khẳng định Trung Quốc sẽ duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ với IAEA đồng thời yêu cầu Nhật Bản “nghiêm túc đáp ứng các mối quan ngại của Trung Quốc, các bên liên quan khác và cộng đồng quốc tế” trước khi xả nước thải hạt nhân ra biển.

Được biết, các chuyên gia Hàn Quốc cũng được mời tham gia nhóm công tác kỹ thuật của IAEA.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị thiệt hại nghiêm trọng sau trận động đất - sóng thần năm 2011. Trận sóng thần phá hủy nhiều hệ thống làm lạnh cho các thanh nhiên liệu hạt nhân tại các lò phản ứng. Do đó, Nhật Bản trong những năm qua đã sử dụng hàng triệu tấn nước để làm lạnh các thanh nhiên liệu hạt nhân.

Khoảng 1,25 triệu tấn nước đã tích tụ tại khu vực của nhà máy hạt nhân Fukushima. Số lượng nước phóng xạ đang tăng khoảng 140 tấn mỗi ngày, hiện đang được lưu trữ trong hơn 1.000 bồn chứa và dự kiến vào khoảng mùa thu tới sẽ không còn chỗ chứa.

Ngày 13/4, tức hơn 10 năm sau sự cố tại nhà máy, chính phủ Nhật Bản đã quyết định xả nước thải này ra biển.

Theo lộ trình, việc xả nước sẽ bắt đầu sau khoảng hai năm, và toàn bộ quá trình dự kiến ​​sẽ kéo dài trong vòng 3 thập niên.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng quyết định việc xả nước ô nhiễm vào Thái Bình Dương là lựa chọn "thực tế nhất" và "không thể tránh khỏi để đạt được sự phục hồi của Fukushima".

Trong tuyên bố mới đây, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khẳng định ủng hộ quyết định này, vì các nguyên tố phóng xạ, ngoại trừ triti, sẽ bị loại bỏ khỏi nước hoặc giảm xuống mức an toàn trước khi thải ra ngoài. IAEA cũng đã chỉ ra rằng, các nhà máy hạt nhân trên khắp thế giới sử dụng quy trình tương tự để xử lý nước thải.

Theo tính toán của Liên hợp quốc, ngay cả khi Nhật Bản đổ toàn bộ số nước thải đã qua xử lý tại Fukushima xuống biển trong 1 năm, tác động của bức xạ đối với môi trường sẽ chỉ ở mức 2,1 millisievert/năm tại Nhật Bản. Con số này là nhỏ hơn so với mức trung bình toàn cầu là 2,4 millisievert/năm.

Tuy nhiên, việc xả nước của Nhật Bản vấp phải sự phản đối từ các cộng đồng đánh bắt cá ở nước này cũng như lo ngại từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga.

Nhật Bản hồi cuối tháng 3 đã đề nghị IAEA tiến hành đánh giá khoa học và khách quan về biện pháp xả ra biển nước thải phóng xạ đã qua xử lý của Nhật Bản và công bố kết quả đánh giá với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh một số nước láng giềng của Nhật Bản bày tỏ lo ngại về kế hoạch xả nước thải trên.

Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết IAEA sẽ là trung tâm của hoạt động, bao gồm cả việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách an toàn.

Ngoài ra, cơ quan này sẽ hiện diện một cách thường xuyên trong các giai đoạn trước, trong và sau dự án xả nước thải nhiễm xạ.

Xem thêm >> Bắc Kinh: ‘Biển Đông không nên trở thành công cụ để kiềm chế và đàn áp Trung Quốc’

Theo Xinhuanet, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

Ưu tiên xây cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD, phát triển từng bước cảng Vân Phong

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

Tín hiệu đột biến, Ngân hàng Nhà nước bơm thanh khoản mạnh nhất nhiều năm qua

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các thành viên vay gần 43.064 tỷ đồng qua kênh OMO trong phiên giao dịch 23/5. Mức vay này được xem là lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây.

 DN top đầu bảo hiểm nhân thọ: Doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng âm

DN top đầu bảo hiểm nhân thọ: Doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng âm

(VNF) - Những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ top đầu tại thị trường Việt Nam như Prudential, Manulife, Chubb Life, Dai-ichi, MB Ageas, Generali,… đều ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng âm so với mức thực hiện năm 2022.

Vinamilk hợp tác chiến lược với VNVC và Bệnh viện Tâm Anh

Vinamilk hợp tác chiến lược với VNVC và Bệnh viện Tâm Anh

(VNF) - Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã ký hợp tác chiến lược, hướng đến việc nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

T&T Group hợp tác với Hiệp hội thể thao Công an Nhân dân phát triển bóng bàn thành tích cao

T&T Group hợp tác với Hiệp hội thể thao Công an Nhân dân phát triển bóng bàn thành tích cao

(VNF) - Ngày 23/5/2024, Hiệp hội thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam và Tập đoàn T&T Group đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đào tạo, tuyển chọn vận động viên bóng bàn tham gia thi đấu các giải trong nước và quốc tế.

Hiện trường vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội khiến 14 người tử vong

Hiện trường vụ cháy nhà trọ ở Hà Nội khiến 14 người tử vong

(VNF) - Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng trong đêm ở Hà Nội đã khiến nhiều người tử vong, nhiều người bị thương.

300 tỷ USD bị đe doạ, ông Putin ra sắc lệnh ‘ăn miếng trả miếng’

300 tỷ USD bị đe doạ, ông Putin ra sắc lệnh ‘ăn miếng trả miếng’

(VNF) - Sắc lệnh mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho phép Nga có phản ứng kịp thời với những tài sản của Mỹ trong trường hợp tài sản của Nga ở Mỹ bị tịch thu.

Thủy sản Bình Minh làm dự án nghỉ dưỡng 222ha trong khu bảo tồn thiên nhiên

Thủy sản Bình Minh làm dự án nghỉ dưỡng 222ha trong khu bảo tồn thiên nhiên

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến việc dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh thuê 222ha tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bữu trong 50 năm.

Ví điện tử: Mở rộng cũng khó, bán mình cũng không xong

Ví điện tử: Mở rộng cũng khó, bán mình cũng không xong

(VNF) - Cạnh tranh gay gắt trong thị trường ví điện tử và thị trường thanh toán số đã khiến các ví điện tử buộc phải mở rộng hệ sinh thái. Điều này có thể dẫn đến tăng chi phí hoạt động và có khả năng dẫn đến các khoản lỗ lớn hơn đối với ví điện tử.

29 dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp được mua điện

29 dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp được mua điện

Đến nay, có 29 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất hơn 1.577 MW đã hoàn thành thủ tục công nhận vận hành thương mại (COD) và phát điện thương mại lên lưới.