Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Đại dương không phải là thùng rác của Nhật Bản, Thái Bình Dương không phải rãnh nước thải của Nhật Bản. Thế giới không phải trả giá cho việc Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ. Về việc một số quan chức Nhật Bản nói rằng "sẽ không có gì xảy ra ngay cả khi uống thứ này", thì xin mời họ uống trước, rồi chúng ta sẽ nói chuyện tiếp", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phát biểu trong cuộc họp báo ngày 14/4.
"Chúng tôi kêu gọi phía Nhật Bản nhận thức rõ trách nhiệm của mình, tuân thủ cách tiếp cận khoa học, thực hiện nghĩa vụ quốc tế và tính đến những mối quan tâm nghiêm túc của cộng đồng thế giới, các quốc gia láng giềng và người dân của chính đất nước mình", đại diện ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
Trước đó, ngày 13/4, chính phủ Nhật Bản công bố kế hoạch thải hơn 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của nhà máy hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương.
Theo lộ trình, việc xả nước sẽ bắt đầu sau khoảng hai năm, và toàn bộ quá trình dự kiến sẽ mất hàng thập kỷ.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng quyết định việc xả nước ô nhiễm vào Thái Bình Dương là lựa chọn "thực tế nhất" và "không thể tránh khỏi để đạt được sự phục hồi của Fukushima".
Phó Thủ tướng Nhật Taro Aso thì khẳng định nguồn nước này đã được xử lý, pha loãng sẽ rất an toàn, có thể uống, đồng thời cho rằng Nhật nên xả nước sớm hơn.
Khoảng 1,25 triệu tấn nước đã tích tụ tại khu vực của nhà máy hạt nhân Fukushima sau khi bị sóng thần tấn công vào năm 2011.
Số lượng nước phóng xạ đang tăng khoảng 140 tấn mỗi ngày, hiện đang được lưu trữ trong hơn 1.000 bồn chứa và dự kiến vào khoảng mùa thu tới sẽ không còn chỗ chứa.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và các bên thứ ba khác sẽ tham gia vào kế hoạch, bảo đảm việc xả nước thải đã qua xử lý ở Fukushima ra biển được thực hiện một cách minh bạch.
Trong tuyên bố mới đây, IAEA khẳng định ủng hộ quyết định này, vì các nguyên tố phóng xạ, ngoại trừ triti, sẽ bị loại bỏ khỏi nước hoặc giảm xuống mức an toàn trước khi thải ra ngoài. IAEA cũng đã chỉ ra rằng, các nhà máy hạt nhân trên khắp thế giới sử dụng quy trình tương tự để xử lý nước thải.
Tuy nhiên, việc xả nước của Nhật Bản vấp phải sự phản đối từ các cộng đồng đánh bắt cá ở nước này cũng như lo ngại từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Hàn Quốc bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" rằng quyết định của Nhật Bản sẽ mang lại tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sự an toàn của người dân và môi trường biển xung quanh.
Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản cung cấp thêm thông tin về việc xả nước thải và nói họ sẽ tự đo đạc và giám sát phóng xạ.
Xem thêm >> Philippines: Khoảng 240 tàu Trung Quốc vẫn đang hiện diện trên Biển Đông
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.