'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo tài chính quý IV/2019 vừa công bố của VPBank hé lộ lợi nhuận trước thuế cả năm qua đạt 10.333 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm 2018.
Tốc độ tăng trưởng này không phải là cao trong top các ngân hàng có lợi nhuận năm 2019 trên 10.000 tỷ đồng và so với quá khứ là thấp nhất kể từ năm 2013, tuy nhiên so với kế hoạch đã vượt đáng kể. Trong bối cảnh VPBank tất toán xong toàn bộ trái phiếu tại VAMC, tốc độ tăng trưởng này là đáng khích lệ so với kỳ vọng của giới đầu tư.
Với một ngân hàng được định giá "thấp" xét theo cả chỉ số P/E và P/B như VPBank, việc mua cổ phiếu của ngân hàng này hay không đang được giới đầu tư rất chú ý và không ít người đã quyết định xuống tiền.
7 phiên trước khi kết thúc năm Kỷ Hợi, cổ phiếu VPB đã tăng liên tục, từ mức 20.600 đồng/cổ phiếu lên mức 23.600 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng tới gần 15%.
Định giá "thấp" thì đã rõ, nhưng vấn đề mà không ít nhà đầu tư vẫn băn khoăn và đang theo dõi, cân đo trước khi xuống tiền là triển vọng lợi nhuận của ngân hàng này trong năm 2020 và các năm tới.
Nhìn lại, "con tàu" lợi nhuận của VPBank ghi nhận xu hướng suy giảm tăng trưởng khá rõ rệt trong 5 năm trở lại đây.
Mảng tín dụng - mảng kinh doanh cốt lõi - ghi nhận tăng trưởng thu nhập lãi thuần bình quân 44,3%/năm trong giai đoạn 2015 - 2019. FE Credit là mảnh ghép cực kỳ quan trọng đóng góp vào mức tăng trưởng ấn tượng này.
Khi quy mô lợi nhuận FE Credit đã lớn, đà tăng sẽ phải giảm và do đó, thu nhập lãi thuần của VPBank cũng giảm theo. 4 năm từ năm 2015 đến năm 2018, thu nhập lãi thuần của VPBank liên tục giảm với mức "đáy" là 19,8% trong năm 2018.
Sang đến năm 2019, tăng trưởng thu nhập lãi thuần được cải thiện lên mức 23,4%. Đây là một tín hiệu tốt.
Tăng trưởng thu nhập lãi thuần cải thiện, thế nhưng tổng thu nhập hoạt động của VPBank lại không được như vậy khi ghi nhận mức tăng chỉ 17%, thấp nhất theo dữ liệu từ năm 2012.
Đây có phải là tín hiệu xấu?
Không hẳn. Thực tế thì các hoạt động phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư của VPBank vẫn "chạy tốt" khi ghi nhận mức tăng lãi thuần lần lượt là 84% và 221%. Tuy nhiên do năm 2019, hoạt động mua bán nợ không đem về doanh thu "khủng" như năm 2018, 215 tỷ đồng so với 1.858 tỷ đồng, nên đã kéo tụt tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động.
Cần lưu ý rằng, việc ghi nhận nguồn thu "khủng" từ mua bán nợ trong năm 2018 mang tính đột biến và do đó không phản ánh sự biến động trong kết quả kinh doanh lõi.
Nếu không có khoản "cứu cánh" này, VPBank đã không thể giữ được mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 13,1% của năm 2018, cũng nghĩa là tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 sẽ ấn tượng hơn nhiều con số 12,3% - mức thấp nhất kể từ năm 2012.
Với đà này, tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 của VPBank nhiều khả năng sẽ khá hơn đáng kể mức tăng của năm 2019.
"Con tàu" lợi nhuận VPBank liệu có tăng tốc trở lại sau 5 năm ghi nhận xu hướng suy giảm tăng trưởng khá rõ rệt?
Trong khi hoạt động kinh doanh lõi ghi nhận tín hiệu khả quan thì áp lực trích lập dự phòng của VPBank được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể trong năm 2020.
Năm 2019, VPBank đã xóa sạch nợ tại VAMC, đưa tỷ lệ nợ xấu ngân hàng mẹ về 2,69%. Trước đó, tỷ lệ nợ xấu (bao gồm cả nợ xấu nội bảng và nợ chưa dự phòng tại VAMC) của ngân hàng mẹ VPBank là 4,08% cuối năm 2018, 5,1% cuối năm 2017 và năm 2016, 6,26% cuối năm 2015 và 7,39% cuối năm 2014.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng đã được cải thiện lên mức trung bình: 52%.
Nhìn vào tỷ lệ nợ xấu vẫn khá sát ngưỡng quy định 3% của Ngân hàng Nhà nước và tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức trung bình, có thể thấy áp lực trích lập dự phòng năm 2020 của VPBank có giảm, nhưng cần lưu ý rằng vẫn còn áp lực tương đối đáng kể, nếu như ngân hàng này muốn giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp hơn nữa, đồng thời nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức khá.
Nhìn chung, xét trên nhiều khía cạnh, tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 của VPBank được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể, nghĩa là "con tàu" lợi nhuận sẽ tăng tốc trở lại. Tuy nhiên, tốc độ ban đầu của một chu trình mới nhiều khả năng sẽ không quá nhanh mà sẽ tăng tốc dần dần.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.