Nhiều bộ ngành trung ương giải ngân đầu tư công 0%

Kỳ Thư - 08/09/2024 08:45 (GMT+7)

(VNF) - Bộ Tài chính cho biết, tới hiện tại, vẫn còn tới 31 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của nước. Đặc biệt, vẫn còn một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân bằng 0%.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính về việc thực hiện giải ngân đầu tư công, ước thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 trong 8 tháng qua của cả nước là 274.501 tỷ đồng, đạt 37,01% kế hoạch (741.609 tỷ đồng), đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (677.944,6 tỷ đồng), thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023, tỷ lệ giải ngân của cả nước đạt 39,55% kế hoạch và đạt 42,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

Chậm giải ngân đầu tư công: Một số bộ, cơ quan Trung ương giải ngân 0%.

Bộ Tài Chính cũng cho biết, trong 8 tháng qua có 13 bộ, cơ quan trung ương và 35 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn tới 31 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của nước. Đặc biệt, vẫn còn một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân bằng 0%.

Nguyên nhân của việc giải ngân chậm vẫn là những khó khăn, vướng mắc đến nay chưa được giải quyết dứt điểm như: vướng mắc về cơ chế chính sách; giải phóng mặt bằng và nguồn cung ứng nguyên vật liệu; vướng mắc ở các khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư, quy trình giải ngân của các dự án ODA; vướng mắc do nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết cho các dự án nên không thể giải ngân...

Bộ Tài chính cũng vừa có công văn số 9385/BTC-ĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của 6 địa phương thuộc Tổ công tác số 5 do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm tổ trưởng quản lý. Bộ Tài chính cho biết, cả 6 địa phương đều chưa có sự chuyển biến rõ rệt trong giải ngân.

Theo đó, ước 8 tháng tỷ lệ giải ngân của các địa phương này ước lần lượt đạt: Bình Thuận (30,24%); Gia Lai (40,35%); Kon Tum (32,73%); Lâm Đồng (35%); Đồng Nai (33,26%) và Bình Phước (29,74%).

Khó khăn khiến cho 6 địa phương giải ngân chậm vẫn chủ yếu ở các cơ chế, chính sách liên quan tới các bộ chuyên ngành.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (các vướng mắc liên quan đến việc giao vốn, trình tự, thủ tục thực hiện các dự án); Bộ Xây dựng (các vướng mắc liên quan tới công tác quy hoạch, nghiệm thu công trình); Bộ Tài nguyên và Môi trường (các vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (vướng mắc liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia); Ủy ban Dân tộc (vướng mắc trong quá trình triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia); Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ (vướng mắc liên quan đến việc mua sắm thiết bị).

Tổ công tác số 5 cho biết, các khó khăn, vướng mắc của các địa phương xoay quanh các vấn đề liên quan đến các luật như: Luật Ngân sách nhà nước ; Luật Đầu tư công; Luật Xây dựng. Luật Đất đai; Luật Đấu thầu…

Hiện Bộ Tài chính được giao chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 Luật (trong đó có Luật Ngân sách nhà nước); Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công, xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung 4 Luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cơ bản cho các địa phương trong triển khai, thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Do đó, sau khi các luật được thông qua và có hiệu lực, đề nghị các địa phương nghiên cứu, tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.

Để thực hiện mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch được giao, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 08/8/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Đồng thời, đề nghị Bộ KHĐT sớm trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết điều chỉnh.

TP.HCM: Áp lực giải ngân đầu tư công 60.000 tỷ trong 4 tháng

TP.HCM: Áp lực giải ngân đầu tư công 60.000 tỷ trong 4 tháng

Đầu tư
(VNF) - Tính đến cuối tháng 8/2024, mới giải ngân đầu tư công được 18,1%. TP.HCM đề ra mục tiêu giải ngân rất kỹ cho từng tháng nhưng cơ bản đều không đạt
Cùng chuyên mục
VNG thay Tổng Giám đốc, ông chủ nhà xe Thành Bưởi qua đời

VNG thay Tổng Giám đốc, ông chủ nhà xe Thành Bưởi qua đời

(VNF) - VNG bổ nhiệm quyền Tổng Giám đốc thay ông Lê Hồng Minh, Cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan nhận án 3 năm tù, ông Lê Đức Thành chủ nhà xe Thành Bưởi qua đời… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Bình Định chấm dứt dự án nuôi gia cầm công nghệ cao 537 tỷ đồng

Bình Định chấm dứt dự án nuôi gia cầm công nghệ cao 537 tỷ đồng

(VNF) - Dự án Chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thịt, giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư Bình Định chấm dứt hoạt động theo mong muốn của nhà đầu tư.

Cổ phiếu tăng giá mạnh: IMP tăng mạnh nhất HoSE, CTP vững ngôi đầu HNX

Cổ phiếu tăng giá mạnh: IMP tăng mạnh nhất HoSE, CTP vững ngôi đầu HNX

(VNF) - Nhờ game tăng vốn 1:1 cũng như kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu IMP của Imexpharm tiếp tục xác lập đỉnh mới trong tuần vừa qua. Ngoài IMP, VHM cũng để lại dấu ấn khi thu hút được lượng lớn dòng tiền.

TP.HCM kiến nghị khẩn, các bộ họp gấp để gỡ bế tắc giá đất

TP.HCM kiến nghị khẩn, các bộ họp gấp để gỡ bế tắc giá đất

(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) sẽ họp với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP. HCM... về những vướng mắc bảng giá đất TP. HCM để báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào ngày 10/9.

'Trận động đất' tại Volkswagen và cuộc khủng hoảng cho nước Đức?

'Trận động đất' tại Volkswagen và cuộc khủng hoảng cho nước Đức?

(VNF) - Chủ tịch hội đồng công nhân Volkswagen, bà Daniela Cavallo, khẳng định rằng: “Một cuộc khủng hoảng tại Volkswagen… là một cuộc khủng hoảng đối với nước Đức”.

Quảng Nam: Lên kế hoạch tái khởi động Khu đô thị xanh Anvie

Quảng Nam: Lên kế hoạch tái khởi động Khu đô thị xanh Anvie

(VNF) - UBND thị xã Điện Bàn đã có tờ trình đề nghị phê duyệt danh mục dự án Khu đô thị xanh Anvie Hà My, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Đầu tư đất nông nghiệp đến thời lên ngôi?

Đầu tư đất nông nghiệp đến thời lên ngôi?

(VNF) - Bất động sản nông nghiệp được coi là thị trường “ngách”, ít được chú ý tới. Tuy nhiên, chuyên gia nhìn nhận sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, phân khúc này sẽ dần trở nên phổ biến, được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

'Bão số 3 đã suy yếu nhanh, khẩn trương khắc phục hậu quả'

'Bão số 3 đã suy yếu nhanh, khẩn trương khắc phục hậu quả'

(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đến thời điểm này có thể khẳng định bão số 3 đã suy yếu nhanh, các địa phương phải khẩn trương triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả.

4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bão Yagi đổ bộ

4 người chết, 78 người bị thương khi siêu bão Yagi đổ bộ

(VNF) - Tính đến 17h ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) khiến 4 người chết, 78 người bị thương, 6 tàu thuyền bị chìm, nhiều nhà ở hư hỏng, tốc mái và hàng nghìn cây xanh ngã đổ.