Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham gia lễ khởi động dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam của Tập đoàn Vingroup. Động thái này cho thấy, người đứng đầu Chính phủ đang rất quan tâm đến việc phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
"Phải có vốn cho nông nghiệp công nghệ cao, phải nâng gói hỗ trợ cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao từ 60.000 tỷ đồng đến 100.000 tỷ đồng và giao Ngân hàng Nhà nước vận động các ngân hàng có gói tín dụng hỗ trợ cần thiết để làm vấn đề này", Thủ tướng khẳng định tại lễ khởi động.
Tinh thần của Thủ tướng đã lan tỏa không chỉ đến các doanh nghiệp lớn mà cả các doanh nghiệp tư nhân nhỏ tại khắp nơi trên cả nước.
Điển hình như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vĩnh Thịnh Trường tại TP. Hải Phòng đã gửi đề nghị được vay khoảng 100 tỷ đồng trong gói tín dụng 50.000 tỷ đồng để phát triển vùng sản xuất rau an toàn.
Doanh nghiệp này cho biết, bản thân Công ty đã triển khai trồng rau an toàn, hợp tác với nhóm hộ gia đình để cung cấp rau sạch. Công ty cũng đã được Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản Vùng 1 cấp Giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm rau tươi.
Hiện doanh nghiệp này muốn phát triển quy mô trồng rau sạch trong nhà kính, nhà lưới giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng. Tuy nhiên, đại diện công ty cho biết đang gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng.
Cũng rất quan tâm đến gói tín dụng riêng dành cho nông nghiệp công nghệ cao, Công ty TNHH Thủy sản Ngũ Hải (tỉnh Nam Định) đã đề nghị được vay vốn 200 tỷ đồng trong gói tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) triển khai để hoàn thiện trang trại cũ, mở rộng phát triển các trang trại mới tạo thành chuỗi chăn lợn an toàn.
Một doanh nghiệp tư nhân khác tại Hà Nội là Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ Hà Ninh cũng đã đề nghị được xem xét vay vốn trong gói tín dụng 50.000 tỷ đồng của Agribank hoặc gói 60.000 tỷ đồng qua các ngân hàng thương mại ủy quyền.
Theo đại diện công ty, doanh nghiệp này đang triển khai dự án "Cung cấp giống dược liệu, bao tiêu sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất đạt tiêu chuẩn GACP-WHO và Xây dựng Nhà máy GMP-WHO chế biến dược liệu công nghệ cao" với tổng vốn đầu tư dự kiến 390 tỷ đồng nhằm liên kết cùng người nông dân phát triển vùng trồng dược liệu hữu cơ.
Phản hồi ý kiến của các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay cơ quan này đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để xây dựng bộ tiêu chí cụ thể xác định các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch làm căn cứ cho các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng này.
Tại diễn đàn "Kết nối doanh nghiệp Nhật Bản - Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp" do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức mới đây, đại diện của 14 doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, họ sẵn sàng chuyển giao công nghệ nuôi, trồng, chế biến… trong lĩnh vực nông nghiệp cho các đối tác Việt Nam, hoặc hợp tác sản xuất, để có thể đưa sản phẩm qua thị trường Nhật.
Theo ông Hiroshi Chishima, Phó trưởng đại diện JETRO tại Việt Nam, hiện nay nhà đầu tư Nhật Bản rót vốn vào nông nghiệp Việt chưa nhiều. Nguyên nhân là do họ gặp nhiều khó khăn về mặt chính sách, đặc biệt là về vấn đề đất đai và thủ tục hành chính.
Tuy nhiên, ông Hiroshi cho rằng, trong thời gian tới, hoạt động đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam của doanh nghiệp Nhật Bản có thể có những thay đổi lớn.
"Qua các buổi gặp gỡ, chúng tôi thấy nhiều doanh nghiệp Nhật gặt hái được kết quả khả quan, họ thấy Việt Nam là thị trường hấp dẫn và sẽ có những quyết định đầu tư trong tương lai gần, liên quan đến các lĩnh vực chuyển giao công nghệ, cung cấp thiết bị, hạt giống, làm nhà kính…", ông Hiroshi cho biết.
Theo Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), hiện số lượng doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng.
JICA cũng liệt kê một số doanh nghiệp Nhật tiêu biểu, chẳng hạn như tập đoàn Kato đang hợp tác với tỉnh Bình Định thực hiện một dự án trị giá hơn 770.000 USD về đánh bắt cá ngừ, kéo dài từ nay đến năm 2020; Công ty Shudensha đang triển khai một dự án trị giá 820.000 USD nhằm cải thiện chất lượng nước nuôi trồng thủy sản, được thực hiện từ năm 2015 và kéo dài đến năm 2020; hay như Công ty OTA Kaki đang thực hiện dự án phát triển thị trường hoa chất lượng cao tại tỉnh Lâm Đồng…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.