Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong 6 tháng đầu năm, bên cạnh việc thực hiện cắt giảm lương thưởng, một số ngân hàng thậm chí đã buộc phải cắt giảm nhân viên để giảm chi phí hoạt động.
Tuy nhiên, với lượng nhân sự giữ lại, thu nhập tại nhiều thành viên tiếp tục được củng cố, thậm chí tăng lên. Có trường hợp (như SCB) nêu rõ quan điểm dù khó khăn vẫn không giảm lương người lao động.
Thống kê của BizLIVE từ báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2020 của 19 ngân hàng, trong 6 tháng qua, có tới 8/19 ngân hàng đã tiến hành cắt giảm nhân sự với tổng số lượng sụt giảm tới gần 7.000 người.
Trong đó, VPBank là ngân hàng mạnh tay cắt giảm nhân sự nhất trong nhóm khảo sát với 4.225 người phải rời khỏi ngân hàng trong 6 tháng, tương đương 15,6% tổng nhân sự.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc ngân hàng, cho biết do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nguồn thu của ngân hàng bị ảnh hưởng, riêng mảng tín dụng tiêu dùng xác định ngừng tăng trưởng để kiểm soát cho vay.
Bên cạnh đó, do tham gia vào chương trình giảm lãi suất cho vay nên NIM của ngân hàng giảm khoảng 0,2%. Để bù đắp, ngân hàng phải tìm cách giảm chi phí vốn, cắt giảm chi phí hoạt động.
Dù nhân sự bị cắt giảm khá mạnh nhưng thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng lại tăng nhẹ 4,5%, lên 21,9 triệu đồng/tháng.
Tương tự, nhân sự tại MBBank cũng giảm 722 người, tương đương 4,6% so với đầu năm. Dù vậy, thu nhập bình quân nhân viên lại tăng từ 26,9 triệu đồng/tháng trong 6 tháng đầu năm 2019 lên 28,4 triệu đồng/tháng trong 6 tháng đầu năm nay.
Tại Eximbank, đến cuối tháng 6/2020, tổng số nhân sự ở mức 5.938 người, giảm 403 người, tương đương 6,4% so với đầu năm.
Qua biến động nửa đầu năm nay, dự kiến Agribank vẫn là thành viên có lượng nhân sự lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tiếp đến là BIDV, VietinBank, trong khi VPBank đứng trên Vietcombank về số lượng cán bộ nhân viên, Sacombank cũng là địa chỉ có lượng lao động lớn hàng đầu trong hệ thống...
Dù vậy, trong bối cảnh nhiều ngân hàng buộc phải cắt giảm nhân sự hoặc hạn chế tuyển mới do khó khăn bởi đại dịch Covid-19 thì một số ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển mạnh nhân sự mới trong 6 tháng đầu năm.
Những thành viên đẩy mạnh tuyển mới này đều đang triển khai những hướng đi chiến lược trong bán lẻ, bắt đầu tham gia những phân khúc mới.
Vietcombank là một ví dụ. Thống kê cho thấy, Vietcombank đã tuyển thêm tới 1.167 người (tương đương tăng 6,2%) trong 6 tháng qua, nâng tổng số nhân viên đến cuối tháng 6 lên mức 20.115 người.
Hoạt động tuyển mới với lượng lớn nói trên đi cùng với hướng đi mà ngân hàng này bắt đầu tập trung giai đoạn này: phân phối bảo hiểm.
Đầu tháng 4/2020, Vietcombank thông báo đã chính thức triển khai thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm qua ngân hàng thời hạn 15 năm với Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD).
Theo đó, trong giai đoạn đầu triển khai, Vietcombank sẽ phân phối các sản phẩm bảo hiểm của FWD tại hơn 550 chi nhánh và phòng giao dịch của Vietcombank trên phạm vi toàn quốc.
Chưa dừng lại đó, mới đây, Vietcombank tiếp tục thông báo tuyển dụng nhân sự với quy mô tới hơn 330 người vào làm việc tại các chi nhánh. Chỉ tiêu tuyển dụng bao gồm cả cán bộ chưa có kinh nghiệm và nhân viên hỗ trợ kinh doanh trực tiếp.
Một điểm được chú ý nữa, nhân sự tăng trong khi chi phí hoạt động giảm tới 5% trong kỳ cũng đồng nghĩa với việc thu nhập nhân viên Vietcombank giảm trong 6 tháng đầu năm.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ, mức lương và phụ cấp chi cho nhân viên trong 6 tháng ở mức 3.959 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước.
Theo đó, trung bình mỗi nhân viên Vietcombank chỉ nhận về 32,8 triệu đồng/tháng, giảm 5,5% so với mức 34,72 triệu đồng/người/tháng cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, tại TPBank, 791 người, tương đương 12,8% nhân sự đã được tuyển thêm trong 6 tháng qua. Dù vậy, thu nhập bình quân của mỗi nhân viên cũng giảm 7,8%, xuống còn 27,84 triệu đồng/tháng.
Một số ngân hàng khác như VIB, NamABank và LienVietPostBank cũng tuyển thêm được nhiều nhân viên trong 6 tháng qua, lần lượt tăng 332 người, 349 người và 200 người.
Dù vậy, tính chung 19 nhà băng, cắt giảm nhân sự vẫn là xu hướng chủ đạo khi tổng nhân sự đến cuối tháng 6/2020 của 19 thành viên đã giảm 3.400 người (tương đương giảm 1,54%), xuống còn gần 219 nghìn người.
Xét về quy mô, BIDV vẫn là nhà băng có đội ngũ nhân viên đông đảo nhất trong nhóm BizLIVE khảo sát, với 26.195 nhân sự trên toàn hệ thống, tăng nhẹ 1,4% so với đầu năm. Đây cũng là ngân hàng đang sở hữu quy mô tổng tài sản và dư nợ cho vay lớn nhất hệ thống.
Theo sau BIDV lần lượt là VietinBank, VPBank, Vietcombank, Sacombank, MBB, ACB, Techcombank…
Theo đánh giá của Navigos Group, tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam, ngành ngân hàng nói chung hiện vẫn đang trong giai đoạn rà soát các chi phí vận hành, dẫn đến việc các nhu cầu tuyển dụng trong ngành hiện vẫn đang chững lại và chưa có dấu hiệu tái khởi động mạnh mẽ, đặc biệt đối với phân khúc tuyển dụng các ứng viên cao cấp.
Tuy nhiên, đối với phân khúc nhân viên và chuyên viên, tại các ngân hàng từ quý II đã bắt đầu xuất hiện xu hướng tuyển dụng ồ ạt các vị trí kinh doanh để phục vụ cho dịch vụ bán chéo (cross sales) các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh thị trường việc làm tại Việt Nam vẫn đang chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.