'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 27/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ nhấn mạnh rằng chính phủ nước này sẽ đưa ra quyết định sau khi có kết quả chính thức về cuộc điều tra vụ sát hại ông Skripal.
Thủ tướng Luxembourg Xavier Battel tuần trước cũng khẳng định rằng ông đang đợi kết quả cuộc điều tra vụ bố con cựu điệp viên Skripal bị đầu độc trước khi đưa ra quyết định về việc sẽ thực hiện biện pháp đáp trả nào với Nga.
Người phát ngôn chính phủ Malta Kurt Farrugia lý giải Malta không ra quyết định trục xuất vì số lượng nhân viên của cơ quan ngoại giao Malta ở Moscow rất ít, nên bất cứ biện pháp đáp trả nào của Nga cũng có thể chấm dứt hoàn toàn quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Peter Launsky-Tieffenthal, người phát ngôn chính phủ Áo, tuyên bố Vienna sẽ "không có hành động nào ở cấp độ quốc gia" và sẽ không trục xuất nhà ngoại giao Nga, bất chấp nỗ lực phối hợp của các thành viên khác trong EU.
"Lý do là chúng tôi muốn giữ các kênh đối thoại mở với Nga. Áo là quốc gia trung lập và tự coi mình là cây cầu nối Đông – Tây", Launsky-Tieffenthal nói.
Cộng hòa Cyprus, Luxembourg, Hy Lạp, Slovakia, Slovenia cũng từ chối trục xuất các nhà ngoại giao Nga bởi chưa có bằng chứng rõ ràng về cáo buộc của Anh.
Slovakia, Bulgaria đã triệu hồi đại sứ ở Moscow để tham vấn, tuy nhiên những nước này chưa có quyết định làm theo lời kêu gọi của Anh. Các quốc gia này cho rằng mọi bước đi vội vàng chỉ làm trầm trọng hơn vấn đề.
Ở một động thái khác, ngày 28/3, Chính phủ Đức tuyên bố Nga có quyền thay thế 4 nhà ngoại giao bị Berlin trục xuất sau vụ cựu điệp viên Sergey Skripal và con gái ông này bị đầu độc tại Anh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết theo Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao, Berlin đã chọn 4 nhà ngoại giao trên để trục xuất dựa trên mối liên hệ của họ với cơ quan tình báo.
Quan chức này khẳng định Công ước Vienna không bao gồm điều khoản giới hạn số nhân viên ngoại giao trong phái bộ của một nước, do đó Moskva có thể thay thế 4 nhân vật này.
Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko mới đây cũng đã tổ chức một cuộc họp báo với sự tham dự của các đại sứ nước ngoài. Tại cuộc họp, ông Yakovenko khẳng định Nga hoàn toàn sẵn sàng phối hợp với các nhà điều tra Anh.
"Chúng tôi đã lưu ý tới tuyên bố của bà May. Tuy nhiên, ngay cả khi bà May nói bà hoàn toàn chắc chắn Nga chịu trách nhiệm trong vụ đầu độc ở Salisbury, bà cần phải đưa ra mọi bằng chứng cho phía Nga, cho cộng đồng quốc tế và cho người dân Anh. Đây cũng là ý kiến chung của gần 160 quốc gia không nằm trong khối các nước phương Tây" - vị phát ngôn viên này cho biết.
Mặc dù Cộng hòa Czech đã trục xuát 3 nhà ngoại giao Nga, tuy nhiên Tổng thống nước này, ông Milos Zeman cũng yêu cầu Anh cung cấp bằng chứng chứng minh Nga có dính líu vụ đầu độc ở Salisbury.
"Tôi muốn biết sự thật. Đương nhiên, tôi sẽ hoan nghênh nếu Vương quốc Anh cung cấp bất kỳ bằng chứng nào chứng minh người Nga tìm cách sát hại điệp viên hai mang Skripal" ông Milos Zeman nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn với kênh Blesk TV (Czech) ngày 27/3.
Ngoài ra, Tổng thống Milos Zeman đã ra lệnh cho cơ quan chống gián điệp của nước này kiểm chứng cáo buộc của Nga rằng chất độc thần kinh Novichok được dùng để đầu độc ông Skripal đã được phát triển, cất trữ ở Czech, hãng tin TASS cho biết.
"Đến nay, London tiếp tục từ chối hợp tác là không thể chấp nhận được" - ông Yakovenko nhấn mạnh trong một thông cáo sau họp báo. Moscow nhiều lần yêu cầu Anh cung cấp mẫu chất độc mà cha con ông Skripal được cho là trúng phải hôm 4-3 song mọi yêu cầu đều bị khước từ.
Theo Đại sứ quán Nga, đại diện các nước có mặt tại cuộc họp nói với ông Yakovenko rằng họ vẫn còn mù mờ thông tin về vụ đầu độc ông Skripal khi không được Anh cung cấp chứng cứ.
"Các thắc mắc và tuyên bố của những người tham gia họp báo đã xác nhận một điều phía Anh đã không cung cấp cho các đối tác quốc tế của họ bất kỳ sự thật nào liên quan tới vụ việc xảy ra ở Salisbury" - thông cáo nhấn mạnh, thêm rằng hành vi đó của Anh không chỉ gây rắc rối cho các đoàn ngoại giao mà còn cả cộng đồng quốc tế.
Cựu điệp viên Nga Sergei Skripal cùng con gái bị phát hiện bất tỉnh hôm 4/3 tại thành phố Salisbury, Anh. London cho rằng ông Skripal đã bị trúng chất độc thần kinh có tên Novichok. Anh nghi ngờ Nga hạ độc cha con ông Skripal.
Anh mở màn bằng việc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga hôm 17/3. Kể từ đó, 27 nước đã "bày tỏ tình đoàn kết cùng Anh", bao gồm: Belgium (trục xuất 1 người), Croatia (1 người), Cộng hòa Séc (3 người), Đan Mạch (2 người), Estonia (1 người), Phần Lan (1 người), Pháp (4 người), Đức (4 người), Hungary (1 người), Ireland (1 người), Italy (2 người), Latvia (1 người), Lithuania (3 người), Hà Lan (2 người), Ba Lan (4 người), Romania (1 người), Tây Ban Nha (2 người), Thụy Điển (1 người), Albania (2 người), Úc (2 người), Canada (4 người), Macedonia (1 người): Moldova (3 người), Na Uy (1 người), Ukraine (13 người), Mỹ (60 người), Montenegro (1 người).
Trong khi đó, Nga coi cáo buộc này là "vô căn cứ" và tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng. Mới đây Chính phủ Nga cũng đã ra lệnh trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.