'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vào hồi tháng 11/2018, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã thực hiện xong các quyết định và lệnh bắt tạm giam bị can: Đại tá Trần Trọng Tuấn, Phó giám đốc Công ty Hải Thành/Quân chủng Hải quân và Vũ Thị Hoan (sinh năm 1985), nguyên Giám đốc Công ty TNHH Yên Khánh, Giám đốc Công ty Cổ phần Yên Khánh - Hải Thành về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” theo Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngay sau khi bà chủ 8X bị bắt, vào ngày 1/1/2019, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an ra quyết định bắt khẩn cấp và khám xét đối với Ngô Bá Thắng, Giám đốc chi nhánh Long An, vì che giấu doanh số thu phí, trốn thuế xảy ra tại các trạm thu phí trên tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương.
Cùng bị bắt với Ngô Bá Thắng để điều tra về vụ việc trên còn có: Trần Văn Miền (Phó giám đốc chi nhánh Long An kiêm Trạm trưởng Trạm thu phí Chợ Đệm, Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh); Tô Phước Hùng (Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh); Nguyễn Thị Kim Huệ (Kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh); Nguyễn Văn Hiền (Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Xuân Phi).
Quá trình khám xét đã thu giữ một số tài liệu, chứng cứ điện tử xác định các đối tượng nêu trên có hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật để trốn thuế.
Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra, mở rộng vụ án.
Nhân vật đáng chú ý trong số các bị can vừa bị khởi tố, bắt tạm giam là bà Vũ Thị Hoan, một nữ đai gia trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Công ty Yên Khánh có tên đầy đủ là Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, được thành lập năm 2005, có trụ sở tại 35-37 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM do doanh nhân 8x - Vũ Thị Hoan làm Giám đốc.
Bà Hoan có chị gái là bà Vũ Thị Hoa – người từng giữ chức thành viên HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại DIC (tính đến tháng 6/2017) và là cháu của Đinh Ngọc Hệ (tức “Út trọc”)
Dù tuổi đời còn khá trẻ song bà chủ của Yên Khánh cũng kịp làm quen với loạt công ty tên tuổi như: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Cienco1, công ty Thái Sơn (thời kỳ ông Đinh Ngọc Hệ làm Chủ tịch HĐQT), hay Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc của đại gia Trần Tuấn Lộc để lập lên nhiều liên danh thực hiện loạt dự án BOT đình đám.
Sau khi bà chủ 8X Vũ Thị Hoan “ngã ngựa”, Công ty Yên Khánh bị vận đen đeo bám khi Công ty Cổ phần BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng và Bộ Giao thông vận tải chấp thuận bổ sung Tập đoàn Đèo Cả tham gia vào liên danh nhà đầu tư, thay thế Công ty Yên Khánh để tháo gỡ vướng mắc tại cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (Tiền Giang).
Theo công ty này, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khởi công từ năm 2009, hiện tại dự án nguy cơ không thể triển khai tiếp do một trong các nhà đầu tư là Công ty Yên Khánh vướng "lùm xùm" thời gian qua. Nguy cơ tiến độ tới hết năm 2020 cũng khó hoàn thành.
Cũng phải nói thêm rằng sau thời gian dài đàm phán, tháng 6/2018, hợp đồng tín dụng trị giá 6.850 tỷ đồng để triển khai dự án này được ký với 4 ngân hàng: Vietinbank, BIDV, VP Bank và Agribank. Trong 20 điều kiện vay vốn, có 6 điều kiện phải được Bộ Giao thông vận tải và Thủ tướng chấp thuận.
Tuy nhiên, việc Công ty Yên Khánh của bà chủ 8X đang liên quan đến nhiều vụ án hình sự đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư khác tham gia dự án. Các ngân hàng yêu cầu phải thay thế Yên Khánh mới giải ngân vốn.
Cũng theo kiến nghị của Công ty Cổ phần BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, để tăng cường năng lực quản trị, điều hành và thực hiện dự án, doanh nghiệp dự kiến mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia điều hành dự án. Đồng thời, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải cho phép Tập đoàn Đèo Cả mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty Yên Khánh trong liên danh đầu tư.
Sau khi được bổ sung nhà đầu tư đủ năng lực thay thế cho doanh nghiệp Yên Khánh, dự án đã được triển khai trở lại từ đầu năm 2019.
Thế nhưng dự án còn nhiều vướng mắc như chưa hoàn tất thủ tục hành chính khi chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giao thông vận tải về Tiền Giang. Do đó, 2.180 tỷ đồng Chính phủ ghi vốn hỗ trợ cho dự án chưa được giải ngân, trong đó có khoản hỗ trợ 500 tỷ đồng từ vốn dự phòng giai đoạn 2016-2020.
Không chỉ tại cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Công ty Yên Khánh cũng dính không ít tai tiếng liên quan đến vụ “thâu tóm” nhanh chóng quyền thu phí cao tốc dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Theo tìm hiểu, từ ngày 4/7/2012, Công ty Cổ phần Yên Khánh đã có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải tổ chức thuê dịch vụ quản lý thu phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Chỉ 5 ngày sau đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Hồng Trường đã có công văn số 5249/BGTVT-TC gửi VEC “giới thiệu” Công ty Yên Khánh và đề nghị VEC đàm phán với nhà đầu tư.
3 tháng sau, VEC có văn bản số 2792/VEC-BC ngày 19/10/2012 do ông Mai Tuấn Anh, thời điểm đó là Tổng giám đốc VEC, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xin chủ trương ký hợp đồng về dịch vụ thu phí đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Rất nhanh sau đó, đúng 1 tuần, Bộ GTVT có văn bản 9067/BGTVT-TC ngày 26/10/2012 gửi VEC về việc thu phí trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Hai tháng sau, Hội đồng thành viên VEC đã ra Nghị quyết số 468/NQ-VEC-HĐTV, trong đó có nội dung thống nhất giao Công ty Yên Khánh thực hiện thu phí Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty Yên Khánh của bà Vũ Thị Hoan đã thực hiện thu phí tới 5 năm, quá thời hạn cho phép 4 năm.
Như vậy, sau 5 năm, VEC và Công ty Yên Khánh đã chính thức chấm dứt. Nhưng những khuất tất đằng sau việc chỉ định thầu này cần làm sáng tỏ.
Vận đen của Công ty Yên Khánh vẫn chưa dừng lại, mới đây khoản nợ hơn 450 tỷ đồng có tài sản đảm bảo là quyền thu phí phát sinh tại dự án đầu tư nối từ đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP. HCM - Trung Lương (giai đoạn 1) theo hình thức BOT bị LienVietPostBank "siết" nợ.
Dự án này được đầu tư theo hình thức BOT, do Công ty TNHH MTV đầu tư BOT TP. HCM – Trung Lương thực hiện với tổng đầu tư trên 1.557 tỷ đồng. Dự án được động thổ từ tháng 10/2015, do chủ đầu tư là Công ty Yên Khánh. Tuy nhiên, cho đến nay, dự án này vẫn còn dang dở.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.