Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án cao tốc cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vốn đã gặp nhiều khó khăn hơn 10 năm qua, thậm chí vào tháng 1/2019, Bộ Giao thông vận tải từng đề xuất Chính phủ thu hồi dự án, thanh lý hợp đồng, xử lý tranh chấp... Trước tình hình đó, Tập đoàn Đèo Cả đã tiếp nhận lại dự án và đưa ra phương án cơ cấu lại quản lý dự án và đặt mục tiêu thông tuyến vào cuối năm 2020.
Trả lời về những khó khăn gặp phải khi tiếp nhận lại dự án này, ông Hồ Minh Hoàng cho biết khó khăn nhất là giải quyết trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang). Mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo nhiều lần nhưng đến nay trạm vẫn chưa hoạt động trở lại. Vấn đề này dẫn đến việc tổn thất về mặt xã hội, tổn thất về mặt tài chính cho nhà đầu tư, hay tổn thất cả về mặt tinh thần.
"Chúng tôi nghĩ nhà đầu tư phải nhìn nhận vấn đề này là một trong những khó khăn nhất, đây cũng là lo lắng của doanh nghiệp dự án. Đèo Cả đã chuẩn bị tiếp nhận một dự án mang tính chất phức tạp. Trước khi tiếp nhận, chúng tôi đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải mời Kiểm toán Nhà nước vào để xác lập những phạm vi ảnh hưởng và có trách nhiệm", ông Hoàng nói.
Về tài chính, dự án được bố trí vốn ngân sách nhà nước 2.150 tỷ đồng và trong năm 2019 dự kiến giải ngân 500 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng khẩn cấp. Tuy nhiên theo ông Hoàng, việc bố trí nguồn vốn hiện nay còn khá xa vời vì thủ tục pháp lý giữa Đèo Cả và tỉnh Tiền Giang chưa được hoàn chỉnh, nên việc giải ngân sẽ còn vướng và nhiều rắc rối.
Trước những khó khăn tại dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho biết tập đoàn này sẽ chia sẻ với nhà thầu bằng việc hợp tác với một số đơn vị như xăng dầu, cát, đá, sắt thép, xi măng, để đưa các vật liệu vào dự án cung cấp cho các nhà thầu nhằm giảm gánh nặng tài chính trước mắt cho nhà thầu. Tập đoàn Đèo Cả cũng sẽ tổ chức kiểm soát vấn đề an ninh vật liệu của dự án, đưa vào nhưng không thể để cho nhà thầu làm thất thoát.
"Tôi cho rằng không có giám sát nào cụ thể bằng việc thông qua cách nhìn nhận của người dân. Nếu trong thời gian tới đây mà nhà đầu tư không triển khai gì được, rồi lúng túng trong việc thực hiện thì cam kết với Chính phủ, Thường trực Chính phủ là đưa dự án thông tuyến vào cuối năm 2020 sẽ rõ ngay. Vì vậy, bằng mọi cách chúng tôi phải đưa dự án vào hoạt động, sau đó sẽ có những hội thảo vào công việc cụ thể để các bên tiếp tục thúc đẩy dự án", Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả tin tưởng.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài toàn tuyến 51,1 km, với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương) và điểm cuối giao với QL30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Dự án được khởi công lần đầu vào ngày 29/11/2009 nhưng không được thi công. Đến ngày 7/2/2015 mới tái khởi công lần 2 nhưng tiến độ cũng rất chậm chạp. Tháng 6/2017, Bộ GTVT có quyết định điều chỉnh dự án với tổng vốn 9.668 tỷ đồng. Cuối năm 2018, ngân hàng dừng giải ngân cho dự án do một số lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (là một trong 6 công ty trong liên doanh nhà đầu tư với vốn góp 30% cho tổng dự án) có liên quan đến vụ án hình sự. Đến nay, dù nguồn vốn đã đầu tư vào dự án gần 2.000 tỉ đồng nhưng khối lượng công trình chỉ đạt 15%, đa số các khu vực thi công của 25 gói thầu trong tình trạng “bỏ hoang” do thiếu vốn. Hiện tỉnh Tiền Giang đã giải phóng mặt bằng đạt hơn 96%, đã bàn giao cho chủ đầu tư. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.