Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Kết quả này là hệ lụy của một loạt cú "bạo chi" trong hoạt động xây dựng và quản lý vốn đầu tư.
Cụ thể, một loạt dự án xác định tổng mức đầu tư còn sai sót như: Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1392 - Km1405, Km1425 - Km1445 và Km1445-Km1488 tỉnh Khánh Hòa 164,4 tỷ đồng; Dự án mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1667+570 - Km1738+148 tỉnh Đắk Lắk 151,7 tỷ đồng; Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón Diamon Photphat (DAP) số 2: 64,2 tỷ đồng; Dự án mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1824 - Km1876 và cầu Serepok Km1792+850 - Km1793+600 tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông 38,9 tỷ đồng.
Các dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần với giá trị lớn như: Dự án Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh tăng 221%, Dự án Nhà văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng tăng 221%; Dự án xây dựng tuyến đường vào khu công nghiệp Nam Thăng Long (nối từ đường Hoàng Quốc Việt kéo dài) tăng 104%, Dự án đường 35 Sóc Sơn-Giai đoạn I tăng 92,9%; Dự án xây dựng các tuyến đê bao gạt lũ phía Tây sông Chanh giai đoạn II, huyện Hoa Lư tăng 213,9%;
Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Đăk Bla, thành phố Kon Tum tăng 183%, Dự án Thủy Lợi Làng Lung xã Ya Xiêr huyện Sa Thầy tăng 114%; Dự án xây dựng Nhà trung tâm đào tạo trường Đại học Kinh tế quốc dân điều chỉnh 4 lần, tăng 143,8%;
Dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 điều chỉnh 3 lần, tăng 112,6%; Dự án cấp nước cho khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh tăng 110,1%; Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên (giai đoạn 1) điều chỉnh 4 lần, tăng 184%...
Bên cạnh đó, còn hàng loạt dự án được phê duyệt đầu tư không phù hợp với quy hoạch ngành, vùng; phê duyệt không thuộc danh mục đầu tư kế hoạch 2011 – 2015, kế hoạch 3 năm 2013 – 2015. Thậm chí nhiều dự án được phê duyệt khi còn chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, thực hiện khi chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Trong công tác khảo lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế dự toán, Kiểm toán Nhà nước cho biết nhiều hồ sơ khảo sát của dự án vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác. Nhiều dự án hồ sơ thiết kế không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thiết kế hoặc thiết kế không tuân thủ thiết kế cơ sở, vượt định mức dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thi công.
Đáng chú ý, có hàng loạt dự toán được thẩm tra, thẩm định nhưng khi phê duyệt vẫn còn sai sót. Kết quả kiểm toán 46 dự án nhóm A đã phát hiện dự toán sai sót lên tới hơn 1.564 tỷ đồng. Cá biệt, dự án trụ sở Bộ Ngoại giao còn có tổng giá trị dự toán vượt cả tổng mức đầu tư được duyệt (5.952,6 tỷ đồng/4.022,6 tỷ đồng, tức vượt 1.940 tỷ đồng).
Trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra nhiều dự án có phương án bồi thường còn sai sót, không phù hợp với thực tế. Một số trường hợp bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định, xây dựng khu tái định cư tập trung vượt quá quy mô cần thiết.
Quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng cũng chưa đảm bảo theo quy định; lựa chọn hình thức hợp đồng không phù hợp; một số điều khoản hợp đồng ký kết còn thiếu chặt chẽ. Có trường hợp ký hợp đồng với giá trị vượt tổng mức đầu tư được duyệt, điển hình như dự án trụ sở Bộ Ngoại giao vượt 666,3 tỷ đồng (4.688,9 tỷ đồng/4.022,6 tỷ đồng).
Công tác nghiệm thu, thanh toán còn nhiều sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức hoặc chưa đầy đủ thủ tục, hồ sơ; còn tình trạng nghiệm thu, thanh toán khối lượng chưa thi công.
Đáng chú ý có trường hợp giải ngân vượt tổng mức đầu tư (Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 giải ngân vượt tổng mức đầu tư 6.056,9 tỷ đồng), thanh toán không đúng theo điều khoản hợp đồng (Dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 trả không đúng cho nhà thầu Hyundai 401,4 tỷ đồng), thanh toán vượt giá trị quyết toán (7 dự án của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch thanh toán vượt 2,7 tỷ đồng)...
Tổng hợp kết quả kiểm toán 1.228 dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm trừ 12.399 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.